Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1

Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 –

Trọng tâm chương trình Ngữ văn lớp 6 là đọc hiểu tác phẩm tự sự với các hình thức thể loại khác nhau. Học kì I tập trung đọc hiểu truyện dân gian và truyện trung đại. Vì thế học sinh cần nắm được một số kiến thức cơ bản sau đây:156a) Bước đầu nắm được đặc điểm thể loại của từng truyện đã học, cụ thể là:- Đặc điểm của truyền thuyết Việt Nam;- Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam;- Đặc điểm truyện cười và truyện ngụ ngôn Việt Nam;- Đặc điểm truyện trung đại Việt Nam.Để nắm được các nội dung trên, học sinh chú ý đọc kĩ các chú thích có dấu sao (*) sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại truyện, cụ thể là:– Chú thích về truyền thuyết, Ngữ văn 6, tập một, trang 7.- Chú thích về truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập một trang 53.– Chú thích về truyện ngụ ngôn, Ngữ văn 6, tập một, trang 100.– Chú thích về truyện cười, Ngữ văn 6, tập một, trang 124.- Chú thích về truyện trung đại, Ngữ văn 6, tập một, trang 143.b). Nắm được nội dung và hình thức cụ thể của mỗi truyện đã học trong chương trình: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của truyện.c). Nắm được sự biểu hiện cụ thể của đặc điểm thể loại ở mỗi truyện đã học, tức là có thể trả lời các câu hỏi như: Tại sao Thánh Gióng lại được coi là truyền thuyết? Tại sao Treo biển lại là truyện cười và tại sao Đeo nhạc cho mèo lại là truyện ngụ ngôn ?,… hoặc: Đặc điểm truyện trung đại đã được thể hiện cu thể ở truyện Con hổ có nghĩa như thế nào ?2. Về phần Tiếng ViệtTrong phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 6, tập một, cần chú ý mấy nội dung chính sau:a). Nắm được kiến thức về:- Cấu tạo từ,– Từ mượn,- Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ;- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.157b) Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt khi viết và khi đọc – hiểu các văn bản chung học ở phần Văn (Đọc – hiểu văn bản), cũng như khi tạo lập các kiểu văn bản đã học ở phần Tập làm văn.3. Về phần Tập làm vănChương trình Tập làm văn ở sách Ngữ văn 6, tập một, tập trung vào văn bản tự sự (văn ké chuyện). Học sinh cần chú ý để nắm được các nội dung chính sau đây:a) Tìm hiểu chung về văn tự sự, cụ thể là:- Thế nào là tự sự ? Mục đích của tự sự ?- Dàn bài của một bài văn tự sự,- Ngôi kể trong văn tự sự,- Thứ tự kể trong văn tự sự.b). Biết cách làm một bài văn tự sự (bài văn kể chuyện)- Kể lại một câu chuyện dân gian đã học;- Kể lại một chuyện trong đời sống hằng ngày;- Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.ܦ .II – HƯONG KIÊMTRA ĐÁNH GIÁChương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế ngay khi ôn tập học kì I, học sinh cần chú ý:1. Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung có trong sách giáo khoa.2. Do yêu cầu đổi mới cách đánh giá, bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học tủ, học lệch mà phải học ôn toàn diện, đầy đủ.3. Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần: phần trắc nghiệm chiếm 50% số điểm nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu văn bản, về tiếng Việt; phần tự luận – 50% điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài (đoạn) văn ngắn.1584. Học sinh có thể tham khảo để kiểm tra sau đây:ĐÊ KIÊMTRANGỦVẢN CUỐI HọC Kì I – LỞP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bài (gồm hai phần) Phần I: Trắc nghiệm Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời sau mỗi câu hỏi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đôi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tĩnh. Nước ngập ruộng đồng nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. (Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A – Biểu cảm B– Tự sự C– Miêu tả D– Nghị luận 2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ? A – Ngôi thứ nhất B– Ngôi thứ hai C– Ngôi thứ ba D– Ngôi thứ nhất số nhiều 3. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì ? A – Tả cảnh sông nước B– Kể người và việc C– Nêu cảm nghĩ về lụt lội D– Bàn về tác hại của lụt lội1.594. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào ? A – Theo thứ tự thời gian (trước, sau) B – Theo kết quả trước, nguyên nhân sau C– Theo vị trí trên núi trước, dưới nước sau D– Không theo thứ tự nào 5. Trong câu “Nước ngập ruộng đồng, nướ hà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ ? A – Một cụm B – Hai cụm C– Ba cụm D– Bốn cụm 6. Trong câu “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”có mấy cụm danh từ ? A – Một cụm B – Hai cụm C– Ba cụm D– Bốn cụm 7. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy ? A – Một từ B – Hai từ C– Ba từ D – Bốn từ 8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ? A = dông bão B– Thuỷ Tinh C– cuồn cuộn D– biển 9. Nghĩa của từ lềnh bềnh được giải thích dưới đây theo cách nào ? lềnh bềnh: ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo lần sóng, làn gió. (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, 2000)Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. Cả ba trường hợp trên đều sai

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1138

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống