Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa –

Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian Của Ca dao. Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương đất nước,… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau luỹ tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình,… Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thải dân gian.Cảnh hát đối tại đền Vàng (Gia Lộc, Hải Dương) trong ngày lễ hội 7-2âm lịch82 6 NGỨVẢN 10/1-B WẵN BắN 1. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 2. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. 3. Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm’sánh với sao Maio chằng chằng. Mình ơi! Có nhớ ta chăng? Ta như Sao Vượto chờ trăng giữa trời. 4. Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, LO vì một nỗi không yên một bề. 5. Uớc gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. 6. Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có Xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.(VỦNGOC PHAN, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ 8, Hà Nội, 1978)ܝ .(1), (2), (3)Sao Hбт, sao Mai, sao l gÖi 4ܠ – – ܚ – rra — – ܧ ܙ sớm từ buổi chiều nên gọi là sao Hôm, đến sáng hôm sau lại hiện ra trên bầu trời nên gọi là san Mai Ö khi san || 1 – – ܒܦ- ܘ – – ܒ݁ܶ ܥ ܬܐ – ܪܘܚܝ ܢ ܬ ܢܝ ܬ ܦ ܢܝ ܒ ܧܝ ܗܝ ܬܢܢ ܠܐ83HƯỨNG DẫN Học BằI 1. Bài 1, 2a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như… với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào ?b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh (chi) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh ? (Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen.) Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào ?2. Bài 3a) Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên ? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi !” như thế nào ? b). Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào ? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa Của Con người ? c) Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (Xem kĩ chú thích). 3. Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tỉnh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao)? 4. Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này (có thể so sánh với những hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu). Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng ? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối- gừng để minh hoạ. 6. Qua chùm ca dao đã học, anh (chị) thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao ? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết ?5.84Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ Của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.LUYÊN TậP1. Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng Thân em như… và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.2°. Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm : “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (trích trường ca Mặt đường khát vọng).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 910

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống