Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Kiểm tra tổng hợp cuối năm –

Nội dung đọc – hiểu tác phẩm văn học trong Ngữ văn 9 tập hai tập trung vào các thể loại văn học sau đây : Văn nghị luận : học một số tác phẩm về nghị luận chính trị – xã hội và nghị luận văn học như Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Thơ hiện đại : học các bài thơ sau Cách mạng tháng Tám 1945 như Con cò (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viêng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Nói với con (Y Phương),… Bên cạnh các bài thơ Việt Nam, còn có thơ nước ngoài như bài Mây và sóng (Ta-go).- Truyện hiện đại: học các tác phẩm như Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Phần truyện nước ngoài học trích đoạn các tác phẩm : Rô-bin-xon Cru-xô (Đi-phô), Bó cuia Ai-mông (Mô-pa-xăng), Con chó Báó(Lán-don). 182- Kích hiện đại : học trích đoạn kịch Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Tôi và chứng ta (Lưu Quang Vũ). Các kiến thức lí luận văn học không soạn thành bài riêng, nhưng qua việc học các thể loại cụ thể, học sinh được cung cấp một số thuật ngữ văn học gắn chặt với các văn bản tác phẩm đang học và việc đọc – hiểu các tác phẩm dó. Chẳng hạn các khái niệm như văn nghị luận, truyện hiện đại, thơ hiện đại, kịch hiện đại,… 2. Phân Tiếng Việt Phần Tiếng Việt trong Ngữ văn 9 tập hai tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: – Tiếp tục cung cấp một số kiến thức, cụ thể là: Khởi ngữ. Các thành phẩn biệt lập Liên kết cẩu và Jiên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý… – Ôn tập phần Tiếng Việt trong Ngữ văn 9; Tổng kết về ngữ pháp trong cả cấp THCS, Những nội dung kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt sẽ được kiểm tra chủ yếu thông qua thực hành, cụ thể là: – Thực hành nhận diện các thành phần câu, các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn, các câu có hàm ý và hàm ý của câu trong văn bản; – Thực hành vận dụng các nội dung đã học trong khi viết bài tập làm văn. 3. Phần Tập làm văn Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập hai tập trung chủ yếu vào văn nghị luận với hai nội dung lớn: a) Nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một đoạn thơ, bài thơ). b) Tiếp tục học và rèn luyện một số trí thức và kĩ năng làm văn cao hơn so với các lớp dưới, cụ thể là tập trung hình thành và rèn luyện các kĩ năng như phân tích, tổng hợp nhận định, đánh giá. Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố các kĩ năng đã học qua việc thực hành viết các bài tập làm văn.183Ngoài ra còn học một số văn bản hành chính – công vụ như Biên bản, Hợp đồng, Thư (điện) chức mừng và thăm hỏiHệ thống để tập làm văn trong sách Ngữ văn 9 tập hai có yêu cầu cao hơn so với các lớp dưới (đáng chú ý là đề có mệnh lệnh, đề có tính chất mở, đề có nhan đề kèm theo), đòi hỏi cao hơn về ý và sự linh hoạt, sáng tạo trong diễn đạt khi viết bài.II – CÁCH ÔN TÂPVA HƯớNG KIÊMTRA, ĐÁNH GIÁ1. Cách ôn tập a) Nội dung bài kiểm tra tổng hợp cuối năm chủ yếu trong phạm vi sách Ngữ văn 9 tập hai như đã nêu ở trên. Tuy vậy, học sinh vẫn cần liên hệ với một số kiến thức và kĩ năng đã học ở Ngữ văn 9 tập một, thậm chí cả những kiến thức và kĩ năng đã học ở toàn cấp THCS để có thể giải quyết tốt các yêu cầu của đề bài. b) Khi học ôn để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, học sinh cần chú ý nắm được một số yêu cầu về nội dung và hình thức cơ bản sau đây: – Văn bản tác phẩm ấy là của ai ? Ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về cái gì ? Về chuyện gì ? Về ai và có những nhân vật nào ? Nội dung chính mà văn bản muốn làm nổi bật là gì ? Nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì ?… – Trong văn bản đó, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính ? Các yếu tố nghệ thuật nổi bật nào đã giúp tác giả thể hiện thành công nội dung tư tưởng của văn bản ? (Kết hợp vận dụng các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt như: từ loại, câu, các phép tu từ từ vựng, dấu câu,… để nhận diện và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố đó ở những tác phẩm đã được học trong phần Văn) – Để hiểu văn bản tác phẩm thì phải chú ý những kiến thức và kĩ năng đọc – hiểu: phương pháp tiếp cận một tác phẩm văn học, các hình thức nghệ thuật, thể loại, đặc điểm ngôn ngữ,… – Tìm những câu, những đoạn văn, thơ hay ở các văn bản trong Ngữ văn 9. tập hai (kể cả các văn bản phụ, văn bản đọc thêm của phần Tiếng Việt, Tập làm văn), chép lại, học thuộc và tập phân tích, nhận diện vai trò, tác dụng của các yếu tố nghệ thuật ngôn từ trong việc làm sáng tỏ nội dung đoạn trích. c) Khi ôn các nội dung tiếng Việt, không nên chỉ học lí thuyết mà cần tập trung nhiều vào thực hành (gắn với các văn bản tác phẩm trong phần thực 184Các nội dung tập làm văn vừa nêu được biên soạn theo hướng tích hợp, liên hệ và gắn với đọc – hiểu văn bản, góp phần soi sáng thêm cho giờ đọc – hiểu văn bản. Tuy nhiên, mục đích và nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc tạo lập văn bản ; nghĩa là cuối cùng các em phải biết vận dụng các kiến thức đã học để viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc sống. Muốn thế, học sinh phải thông qua thực hành; từ thực hành mà tiếp tục bổ sung, nâng cao hiểu biết về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt; từ thực hành mà rèn luyện kĩ năng lập ý cho bài văn.2. Hướng kiểm tra, đánh giá a) Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới đánh giá, bài kiểm tra sẽ áp dụng hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp các kiến thức đã học, cả đọc – hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn trong một bài kiểm tra, vì thế không nên học tủ, học lệch mà phải học ôn toàn diện, đầy đủ. b) Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần : phần trắc nghiệm chiếm từ 30 đến 40% số điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu văn bản, về tiếng Việt (khoảng 10 câu); phần tự luận chiếm từ 60% đến 70% số điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài viết ngắn. c) Theo tinh thần trên, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng ngữ văn tập trung vào hai phương diện: – Đánh giá những kiến thức về đọc – hiểu văn bản (đã nêu ở mục L1. Phần Đọc – hiểu văn bản) và các kiến thức về tiếng Việt (đã nêu ở mục L2. Phần Tiếng Việt). Những nội dung trên có thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. Hình thức kiểm tra này học sinh đã được làm quen ở các lớp 6,7,8. – Đánh giá khả năng tạo lập văn bản theo các kiểu văn bản được học với những nội dung nâng cao đã nói ở trên. Những nội dung này cần kiểm tra bằng hình thức tự luận (viết một bài, đoạn văn). Hình thức kiểm tra cụ thể: Học sinh có thể tham khảo để kiểm tra tổng hợp đã nêu ở tập một các sách Ngữ văn 6, Ngữ văn Z Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9. 185

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1048

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống