Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Ông đồ –

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu(?) giấy đỏ Bên phố đông người qua. Tranh “Ông đổ” của Bùi Xuân Phái Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc” ngợi khen tài “Hoa tay(*) thảo°) những nét Như phượng múa rồng bay”. Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên“’sầu.Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ? (Vũ Đình Liên”), trong Thi nhân Việt Nam, Sđd)Chú thích(&) Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.(1) Ông đồ: người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên).Mực tàu: thỏi mực đen mài với nước làm mực để viết chữ Hán, chữ Nôm hoặc để vẽ bằng bút lông. Tâm tắc: luôn miệng nói ra những tiếng tỏ ý khen ngợi, khâm phục. Hoa tay: đường vân xoáy tròn ở đầu ngón tay, được coi là dấu hiệu của tài hoa. Thảo : viết tháu, viết nhanh (nghĩa trong văn bản). Nghiên: dụng cụ làm bằng chất liệu cứng và có lòng trũng để mài và đựng mực tàu.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ ? 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào ? 3. Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm, sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…) 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: – Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu. – Lá Vàng rơi trên giấy, Ngoài giời mưa bụi bay. Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?Ghi nhớÔng đổ của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “Ông đồ”,qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nổi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ,

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1220

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống