Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1

Qua Đèo Ngang –

Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan. Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nắm được các lổi thường gặp về quan hệ từ để tránh các lỗi đó khi nói hoặc viết. Viết tốt bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm. Bước chữ đinh: theo cách viết chữ Hán, chữ đinh gồm có một nét ngang và một nét sổ vuông góc với nhau. Bước chữ đinh là bước di chuyển củ ñị (1116+ rác bản ch bước tới theo hướng vuông góc với bàn chân trụ.VẢN BẢNQUA ĐÊONGANGBước tới Đèo Ngang”), bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều” vài chú, Lác đác bên sông, chợ°) mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc“), Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Bà Huyện Thanh Quan(*), trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)Chú thích(*) Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật, trong đó có Qua Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618-907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 (tức bốn câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật). (1) Đèo Ngang : thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. (2) Tiều: người chuyên nghề đốn củi. (3) Có người nói “rợ mấy nhà” chứ không phải “chợ mấy nhà” vì ở Đèo Ngang heo hút, không phải là nơi đã đông dân cư. Nhưng cũng có ý kiến bác lại.102Cảnh Đèo Ngang(4) Con quốc quốc (cũng viết là cuốc cuốc): chim đỗ quyên (chim cuốc). Xem chú thích (6), Bài 4. (5). Cái gia gia (cũng viết là da da); chim đa đa, còn gọi là gà gô.ን ĐọC-HIÊU VẢN BẢN 1. Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích (*), em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. 2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ? 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì ? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom, các từ tượng thanh : quốc quốc, gia gia. 4. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan. 5. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào ? Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp ? Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.LUYÊN TÂP 1. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.2. Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1209

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống