Phần 1: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 2 trang 73: Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao.

    Trả lời:

    Tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao tho bảng số liệu:

    + dân tộc Thái cư trú ở dưới 700m.

    + dân tộc Dao cư trú ở khoảng từ 700-1000m.

    + dân tộc Mông cư trú ở độ cao trao 1000m.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 2 trang 75:

    – Dựa vào hình 3 và vốn hiểu biết, em hãy kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.

    – Em có nhận xét gì về trang phục truyền thống của dân tộc trong các hình 4, 5, 6.

    Trả lời:

    – Tên một số mặt hàng bán ở chợ: vải, thổ cẩm, quần áo; rau, thực phẩm phục vụ hàng ngày trong bữa ăn; công cụ lao động (dao, liềm…); gai súc , gia cầm; các cây dược liệu làm thuốc,…

    Câu 1 trang 76 Địa Lí 4: Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của họ.

    Trả lời:

    – Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông Thái, Sán Dìu,…

    – Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:

    + Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng,… các lễ hội thường tổ chúc vào mùa xuân, có các họt động: thi hát, ném còn, múa sạp,…

    + Trang phục: Dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục dân tộc được may, thêu trang phục rất công phu và có màu sắc sặc sỡ.

    + Chợ phiên: chợ phiên sẽ họp vào những ngày nhất định, vào ngày này chợ thường rất đông. Đối với một số dân tộc, chợ phiền không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên.

    Câu 2 trang 76 Địa Lí 4: Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở.

    Trả lời:

    Nhà sàn của người dân miền núi được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… được dựng trên các cột trên mặt đất.

    Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở do: tránh ẩm thấp và thú dữ, phía dưới có thể tận dụng nuôi gia súc gia cầm.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1074

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống