Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 60: Sao. Thiên hà (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 306 SGK Vật Lí 12 nâng cao): Ta nhận thấy các sao trên bầu trời ban đêm có màu sắc khác nhau không? Theo em, màu sắc của sao thể hiện đặc trưng nào của trạng thái sao?

Lời giải:

Khi nhìn lên bầu trời đêm, ta thấy sao lấp lánh nhiều màu. Màu sắc của sao thể hiện nhiệt độ bề mặt của sao:

+ Sao có màu xanh lam, nhiệt độ bề mặt lên đến 50000 K.

+ Sao có màu vàng, nhiệt độ bề mặt cỡ 6000 K.

+ Sao có màu đỏ, nhiệt độ bề mặt cỡ 3000 K.

Bài C2 (trang 309 SGK Vật Lí 12 nâng cao): Thiên hà NGC5102 (Hình 60.3) và thiên hà NGC2997 (Hình 60.1) thuộc loại thiên hà nào?

Lời giải:

Thiên hà NGC5102 là loại thiên hà elip

Thiên hà NGC2997 là loại thiên hà xoắn ốc.

Lời giải:

+ Sao là một thiên thể tự phát bức xạ giống như Mặt trời. (Sao có màu đỏ nhiệt độ khoảng 3000K; vàng 6000K; sao nóng nhất 50 000K).

Lời giải:

Một số loại sao đặc biệt:

* Sao ở trạng thái biến đổi:

   + Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi, có hai loại: do che khuất và do nén dãn.

   + Sao mới: có độ sáng tăng vạn lần.

   + Sao siêu mới: độ sáng tăng triệu lần.

* Sao không phát sáng:

   + Sao neutron là dạng kết thúc của quá trình tiến hóa sao.

   + Lỗ đen: là một vùng không gian có trường hấp dẫn rất mạnh hút tất cả vật thể kể cả ánh sáng.

   + Pulsar: cấu tạo neutron; từ trường mạnh; phát bức xạ điện từ rất mạnh (vô tuyến, X).

Lời giải:

* Thiên hà là hệ thống gồm hàng trăm tỉ sao và tinh vân. Các sao trong một thiên hà đều quay quanh trung tâm thiên hà.

* Các loại thiên hà: 3 loại

   + Thiên hà xoắn ốc có hình dạng dẹt như cái đĩa có những cánh tay xoắn ốc, chứa nhiều khí.

   + Thiên hà elip: hình elip, chứa ít khí, phát sóng vô tuyến.

   + Thiên hà không định hình: không có hình dạng đặc biệt, trông như những đám mây.

Lời giải:

* Thiên hà của chúng ta là thiên hà xoắn ốc.

* Thiên hà của chúng ta giống như một cái đĩa với đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng; khối lượng bằng khoảng 150 tỉ khối lượng Mặt trời.

Nó là một hệ phẳng giống như cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng, chứa vài tỉ ngôi sao. Hệ mặt trời nằm trong một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm trên 30 nghìn năm ánh sáng và quay quanh tâm Thiên Hà với tốc độ khoảng 250km/s. Giữa các sao có bụi và khí, phần trung tâm Thiên Hà có dạng một hình cầu dẹt dày khoảng 15000 năm ánh sáng.

Từ Trái đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Ngân Hà trên vòm trời. Ngân Hà là một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.

    A. Sao chắt trắng.

    B. Sao nơtron.

    C. Sao khổng lồ (hay sao kềnh đỏ).

    D. Sao trung bình giữa các chất trắng và sao khổng lồ.

Lời giải:

    Chọn D.

    A. 10000 năm ánh sáng.

    B. 100000 năm ánh sáng.

    C. 1000000 năm ánh sáng.

    D. 10000000 năm ánh sáng.

Lời giải:

    Chọn B.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1152

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống