Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2

Sông nước Cà Mau –

Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả. Củng cố nâng cao kiến thức về phép tu từ so sánh đã học ở bậc Tiểu học. Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.VẢN BẢNSÔNG NƯỞC CẢ MAUCàng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triển miên”) ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.Từ khi qua Chà Là, Cái Keo”,… rồi bỏ con sông Bảy Háp xuôi thuyền trôi theo dòng, thì tôi bắt đầu có cái cảm giác trên đây. O đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm” cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ, gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết18 2-NGUWAN6/2-8cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (Ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). Còn như xã Năm Căn thì gł xưa trên bờ sông hỉ độc có một ái lán năm gian của hững người tới đốn củi hầm thano) dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trạio) đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên(6) nghĩa là “nước đen”. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi vềNăm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nướcầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng duóc(7) dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành” vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận” biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy(“”, thuyền chài”, thuyền lưới (*), thuyền buôn dập dềnh trên sóng. Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn(*) “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà”) nhộn nhịp dọc dài theo sông ; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông” chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút (16) rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi’’”, những người Chà Châu Giang” bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.(Đoàn Giỏi”), Đất rừng phương Nam, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996)Chú thích(*). Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946–1954). Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên bài do người biên soạn đặt.Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An – nhân vật chính – tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến vớil: a-l la di An t cánh E, PIllu, ut, O oở vùng đất cực nam của Tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất ấy. (1) Triển miên : liên tục và kéo dài dường như không dứt. (2) Chà Là, Cái Keo: những địa danh ở vùng Cà Mau. (3) Mái giầm (cũng viết mái dầm): chèo ngắn, không cột cố định vào thuyền mà cầm tay để bơi thuyền (phân biệt với mái chèo); ở đây dùng gọi tên một loài cây có cành lá hình chiếc mái giẩm. (4) Hầm than: đốt lửa âm ỉ trong lò để gỗ cháy dần thành than. (5). Nói trại: nói chệch âm đi, tạo thành một âm khác gần với âm gốc của nó. (6) Miên : Khơ-me. (7) Đước: cây cao, thân gỗ cứng, rễ chùm, mọc thành rừng ở vùng đất ngập mặn, có nhiều ở ven biển Nam Bộ nước ta. (8) Trường thành: bức thành dài (trường: dài). (9), Cận: gần, kề. (10). Cột đáy : cọc để giữ lưới đáy (loại lưới hình ống to và dài thường giăng ngang Sông). (11) Thuyền chài: thuyền nhỏ dùng đánh cá chủ yếu bằng chài (chài:loại lướihình nón, miệng đáy có gắn các hòn chì, dùng quăng xuống nước để đánh bắt cá). (12) Thuyền lưới : thuyền đánh cá bằng cách thả lưới, thường lớn hơn thuyền chài. (13) Trấn: đơn vị hành chính thời xưa, lớn hơn một tỉnh hiện nay; ở đây dùng với nghĩa một vùng đất. (14) Bến vận hà: bến sông để tập kết và chuyển tải hàng hoá theo đường thuỷ. (15). Đèn măng-sông: (măng-sông phiên âm từ tiếng Pháp) đèn đốt bằng hơi dầu hoả, có mạng bằng sợi không cháy bao quanh ngọn lửa để tăng độ sáng. (16). Cút: chai nhỏ, có dung tích bằng một phần tư hoặc một phần tám lít, dùng làm đơn vị đo dung tích các chất lỏng như rượu, dầu. (17)Xởi lởi: cởi mở, dễ dàng trong quan hệ, đối xử với người khác.(18). Chà Châu Giang : Chà chỉ người Gia Va (Gia Va là một đảo lớn thuộc In-đô-nê-xi-a), người Mã Lai, sau chỉ cả người Ấn Độ và những người có nước da ngăm đen nói chung, trong đó có người Chăm. Chà Châu Giang: người Chăm (cũng gọi là người Chàm) ở vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang.Đọc-HIểU VẢN BẢN1. Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả ? 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một mà h đơn điệu) tác giả đã diễ tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau, Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào ? 3. Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau ? 4. Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai và trả lời các câu hỏi sau: a) Ti hững chi tiết thể hiệ ự rộng ló hùng vĩ của dòng g và rừng đướ b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này. c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả. 5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau ? 6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của To quός ?22Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể thông qua st ận trực tiếp và vốn hiếu biết phong phúcua tac gia.LUYÊN TÂP 1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bàiSông nước Cà Mau đã học. 2. Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đangở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.ĐọC THÊM Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển Phù sa vạn dặm tới đây tuôn Lắng lại, và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau Những dòng sông rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.(Xuân Diệu, Mũi Cà Mau)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1385

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống