Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1

Ôn tập phần Văn học –

Nắm vững và hệ thống hoá những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì 1 trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn họC,…1 – N[]] []UNGNhững tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại đã được ôn tập trong bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam. Bài này chỉ nói về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và văn học nước ngoài.Bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã cung cấp những tri thức khái quát, cơ bản về thời kì văn học này. Khi ôn tập, ngoài việc nắm vững những đặc điểm cơ bản, những thành tựu chủ yếu, cũng cần thấy được cơ sở xã hội và văn hoá của thời kì văn học từ 1900 đến 1945.Về mặt xã hội, cần lưu ý, sau gần nửa thế kỉ tiến hành chiến tranh xâm lược, đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã cơ bản “bình định” xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền. Từ chỗ hoạt động quân sự là chính, chúng chuyển mạnh sang hoạt động kinh tế, liên tiếp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn, biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước thực dân nửa phong kiến. Từ Nam ra Bắc, những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản chủ nghĩa mọc lên; những tầng l hội mới xuất hiện: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị,…Thực dân Pháp đã áp đặt một chế độ thống trị hết sức tàn bạo, vơ vét tài nguyên của đất nước ta, bóc lột thậm tệ nhân dân ta. Nhưng chúng đã vấp phải tinh thần phản kháng kiên cường, bất khuất của một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc không chỉ thể hiện qua những phong trào yêu nước ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà còn được bộc lộ trong sự phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có của văn học thời kì này.202 14 NGữ VAN 11/4 =Về mặt văn hoá, cần lưu ý, từ đầu thế kỉ XX, văn hoá nước ta dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá phong kiến Trung Hoa. Quan hệ giao lưu văn hoá từ chỗ chỉ giới hạn ở khu vực văn hoá châu Á mà chủ yếu là văn hoá cổ, trung đại Trung Hoa, lúc này đã mở ra tiếp xúc, giao lưu với văn hoá phương Tây hiện đại, trước hết là văn hoá Pháp. Sự áp đặt chính sách nô dịch của chính quyền thực dân, tuy rất nặng nề, nhưng vẫn không ngăn cản được ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực của nhiều xu hướng văn hoá tiến bộ của thế giới qua những trí thức yêu nước và cách mạng.Những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại được học trong sách giáo khoa Ngữ văn II, tập một gồm các truyện ngắn. Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao, “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc (đọc thêm), Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan (đọc thêm). Khi ôn tập, cần nắm được một số kiến thức lí luận cơ bản về thể loại truyện ngắn để vận dụng vào việc phân tích tác phẩm. Ngoài việc nắm vững nội dung tư tưởng các tác phẩm được học hững nét đặc sắc về nghệ tì ủa mỗi truyện: tình huống truyện, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,… Ở đây, một mặt cần nhận ra những nét đặc sắc của từng tác phẩm thể hiện tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, mặt khác lại cần thấy được phần nào sự phong phú đa dạng của truyện ngắn thời kì này.Về tiểu thuyết, sách giáo khoa trích tuyển để học và đọc thêm các đoạn trích trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh (đọc thêm). Ôn tập các chương tiểu thuyết này, bên cạnh việc nắm được đặc trưng chung của thể loại tiểu thuyết, cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng tác phẩm. Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh mang đặc điểm tiểu thuyết của giai đoạn văn học giao thời, còn Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một tiểu thuyết trào phúng dùng hình thức giễu nhại để lật tẩy sự giả dối, bịp bợm của xã hội trưởng giả những năm trước Cách mạng.alNgoài truyện ngắn và tiểu thuyết, sách giáo khoa còn trích tuyển hồi V– hồi cuối vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Khi ôn tập, cần lưu ý Vũ Như Tô là một vở kịch rất tiêu biểu cho kh li l- o . . . . . o Nguyễn Huy Tưởng: cảm hứng bi kịch với những khung cảnh có quy mô hoành tráng. Tìm hiểu đoạn trích, cần nắm được chủ đề của tác phẩm qua việc phân tích xung đột, cách triển khai và giải quyết xung đột kịch của tác giả, qua Việc phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiểm.Phần văn học nước ngoài có đoạn trích vở kịch Rô-mê-ô và Giu-lị-ét của Sếch-xpia – nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.203Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau: Thảo luận ở lớp (có thể theo từng nhóm). Viết báo. Có thể lập đề cương ôn tập theo hệ thống các vấn đề và câu hỏi sau: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào ? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào ? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh ? 3. Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “Vi hành”(Nguyễn Ái Quốc), Tình thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao). 4. Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn. Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao). 5. Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể l. A ích Hanh phú :یر ہے۔ ۔ ۔ ۔ 4 =سرt ích nà\r Vũ Trọngl4یPhụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) ?7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa).8. Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận. * Lưu ý: Những tác phẩm khác, học sinh dựa vào Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập.204

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 968

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống