Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Ôn tập về luận điểm –

Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì ? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. 2. a). Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr. 24 – 25) có những luận điểm nào ? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài. b). Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm: – Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô. – Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Xác định luận điểm như vậy có đúng không ? Vì sao ? II – MỐI QUAN HÊ GIỦA LUÂN ĐIÊM VỞI VẤN ĐÊ CÂN GIẢI QUYÊT TRONG BẢI VẢN NGHILUÂN1. a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tỉnh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?73b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Tại sao ?2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ?III – MỐI QUAN HÊ GIỦA CÁC LUÂN ĐIÊM TRONG BẢI VẢN NGHI LUÂN1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau :Hệ thống (1) Hệ thống (2)(a) Phương pháp học tập có ảnh hưởng |(a). Chỉ cần đổi mới phương pháp không nhỏ đến chất lượng học tập. học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng.(b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó |(b). Do đó, người học sinh cần phảikhông phù hợp với yêu cầu của học tập, | thường xuyên thay đổi cách học tập. không đưa lại kết quả tốt. (c) Chúng ta còn chưa chăm học, (c) Cần theo phương pháp học tập mới || còn hay nói chuyện riêng.(chủ động, sáng tạo, kết hợp học với (d). Nếu chúng ta học tập theohành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học phương pháp mới thì kết quả sẽ tốt tập, đưa lại kết quả tốt. hon.(Gợi ý: Xét xem hệ thống luận điểm nào đạt được các yêu cầu:– Hoàn toàn chính xác.– Thật sự liên kết với nhau.- Phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo.- Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.)2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận ?74 Ghi nhớ• Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài • Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng).• Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để lâm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.• Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.IV = LUYÊN TÂP1. Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc” ? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau : “Gió thanh hầy hấy gác vàng, người như một ông tiên ở trong toà ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nổi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuy cho một lí tưởng cao quy. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi !(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc) 2. Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khoá của tương lai thì:75 Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây: Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số. Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.- Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.- Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào ? Vì sao ?

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1180

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống