Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1

Thao tác lập luận phân tích –

Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học. Mỗi sự việc, hiện tượng bao giò cũng được tạo bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Trong quá trình nhận thức, việc chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng gọi là phân tích.Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.Nhưng trong xã hội này, bẩn thỉu và bần tiện thì có lẽ không ai bằng Sở Khanh. Trong các nghề bất chính ngày xưa, có một cái nghề rất tồi tàn là nghề sống bám các thanh lâu, nghề làm chồng hờ của gái điếm. Nhưng trong cái bọn tồi tàn ấy cũng rất ít ai tồi tàn như Sở Khanh. Sở Khanh vờ làm nhà nho, làm hiệp khách và Sở Khanh vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa một người con gái. Người ấy lại là người vì hiếu thảo mà rơi vào chốn lầu xanh, lại là người đã tỏ ra rất tin, rất đội ơn Sở Khanh. Và Sở Khanh lừa người ta là để người ta bị đánh đập tơi bời, bị ném vào kiếp lầu xanh không cách gì cưỡng lại. Cho nên lúc Tú Bà đuổi tới nơi và Sở Khanh rẽ dây cương biến mất, tâm lí của bất kì ai, dầu hiền lành đến mấy, khi đọc tới đó là: giá có cách gì tóm được Sở Khanh thì cái việc đầu tiên là phải đánh cho một trận. Nhưng cái tàn nhẫn và Uô liêm sỉ của Sở Khanh không phải chỉ có thế. Hắn còn đi xa hơn nữa. Sau đó, hắn còn dẫn mặt mo đến, mắng át Kiều và toan đánh Kiều nữa. Cái trò lừa bịp và lừa bịp xong là trở mặt này lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, chuyện một lần. Theo Mã Kiều thì cái chuyện này hắn đã diễn ra không biết lần thứ mấy, hắn đã thành tay nổi tiếng bạc tình. Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về các nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này.(Hoài Thanh toàn tập, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)25. Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào ? . Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích.Kể thêm một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và Văn học). 5. Anh (chị) hiểu thế nào là phân tích trong văn nghị luận ? Những yêu cầu của thao tác này là gì?II – CÁCH PHÂN TÍCHra- – – – l 1 ܓܝ ∎ ܂ ܢLܝ ܓu. ܢܝ — ܡܶܢܝ ܚܺܝܩܝrā ܕܝ — Lܥ : A ܓܝ ܐLܢ – Lܠܫ ܢ l -(1) Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói đến thế lực của đồng tiền. Trong xã hội “Truyện Kiều”, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền ThúcSinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này báo được ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại. Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối Quan lại vì tiền mà bất chấp công Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển, Ung vì tiền mà làm những điều đại ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.lí • cai nhưa trì tiền mà ra rấóa chưa rora Vương Ông;Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê,Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lực vạn năng. Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lí đều không còn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là một món hàng, không hơn không kém. Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi nhất trong suốt đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, một phần cũng bởi xiêu lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn Hiến.Cho nên nói đến đồng tiền, phần nhiều Nguyễn Du có giọng rất hằn học vàkhinh bỉ. Ngay khi đồng tiền có tác dụng thu xếp vụ án Vương Ông, Nguyễn Du vẫn mỉa mai chua chất:Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì. Họ Chung ra sức giúp Uì, Lễ tâm đã đặt, tụng kì cũng xong. (Hoài Thanh toàn tập, tập II, Sđd) (2) Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy. Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên tới 4,4 tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này (thế kỉ XX) thì đến giữa thế kỉ XXI (năm 2050), dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người. Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hằng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trụ கூா 1A. சிகி ự suy thoái sức khoẻ giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hoá. Dân số tăng, trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.o o. (Dân theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) Nhìn chung, phân tích là chia nhỏ đối tượng ra từng yếu tố, từng khía cạnh theo những tiêu chí, những mối quan hệ nhất định để tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc đối tượng. – Hãy lần lượt phân tích cách phân chia đối tượng trong mỗi đoạn trích trên. – Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp được thể hiện trong mỗi đoạn trích.GHI NHỞ • Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng). • Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…). • Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chính thể toàn vẹn, thống nhất.27 TCòn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ dẫn một thí dụ này nữa. Trong bản dịch “Tì bà hành” của Phan Huy Vịnh có hai câu: Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt, Một vùng trăng trong vắt lòng sông. tả cảnh chung quanh thuyền sau khi người tì bà phụ vừa đánh đàn xong. Một cái cảnh lặng lẽ, lạnh lùng ẩn một mối buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu ấy khi viết:Tiếng diều sáo mao mao trong vắt,Trời quang mây xanh ngắt màu lơ. Mặc dầu hai chữ “nao nao” có đưa và g câu thơmột chútrung động, ta vẫn chưa xa gì cái không khí bình yên trên bến Tầm Dương. Với Xuân Diệu cả tình lẫn Cảnh trở nên xôn xao vô cùng. Người kĩ nữ của Xuân Diệu cũng ! hư người tì bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ:Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo; Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt Xương da.(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988)2. Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1055

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống