Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất –

Hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc những câu tục ngữ đó. Năm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương. Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.VẢN BẢNTụC NGỦ (*) VÊ THIÊN NHIÊN VẢ LAO ĐÔNG SẢN XUẤT1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.2. Mau” sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 3. Ráng mỡ gà”, có nhà thì giữ. 4. Tháng bảy kiến bò”, chỉ lo lại lụt. 5. Tấc đất tấc vàng. 6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. 7. Nhất nước, nhì phân, tam cần”, tứ giống. 8. Nhất thì(7), nhì thục(*).Chú thích(*) Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.(1) Vào tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn ; còn vào tháng mười (âm lịch) thì ngược lại, ngày ngắn đêm dài.(2) Mau: trái nghĩa với thưa; ở đây có nghĩa là nhiều, dày.(3) Ráng: sắc màu (vàng, trắng hoặc đỏ) phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào mây. Ráng mỡ gà: ráng có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời có ráng vàng là sắp có dông bão.(4) Tháng bảy kiến bỏ: kiến bò lên cao vào tháng bảy (âm lịch) là hiện tượng báo sắp có lụt.(5) Thứ nhất đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.(6) Cần: chăm chỉ, chịu khó.(7) Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt, mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp.(8) Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận cho sự phát triển của các loại cây trồng.ĐQC – HIÊU VẢN BÁN 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 2. Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó. 3. Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: a) Nghĩa của câu tục ngữ. b*). Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào ?)d) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.4. Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: – Ngắn gọn;– Thường có vần, nhất là vần lưng; – Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung; – Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.Hãy minh hoạ những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.Ghi nhớBằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác. Vìkhông ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sátLUYÊN TÂPSưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.ĐQC THÊM – Trăng quầngo) thì hạn, trăng tán”) thì mưa. – Mống“) đông vồng” tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. – Mưa tháng ba hoa đất, Mưa tháng tư hư đất.(a) Quầng: vầng sáng bao quanh Mặt Trăng. (b) Tán: vòng sáng bao quanh Mặt Trăng, tách biệt rõ nét với Mặt Trăng hơn quầng. (c). Mống: đoạn cầu vồng phía chân trời.(d) Vồng: cầu vồng. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số lượt đánh giá: 1086

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống