Bài 26

Sách giải văn 9 bài kiểm tra về thơ (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài kiểm tra về thơ sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:

Câu 1 (trang 96 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Nội dung chính
Con cò Chế Lan Viên 1948 Tự do Từ hình tượng con cò trong lời ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru
Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Năm chữ Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, ước nguyện góp sức vào mùa xuân lớn
Viếng lăng Bác Viễn Phương 1978 Tám chữ Tám chữ Lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ trong một lần ra thăm lăng Bác
Sang thu Hữu Thỉnh 1975 Năm chữ Năm chữ Biến chuyển thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
Nói với con Y Phương 1975 Tự do Tự do Bằng lời trò chuyện với con để thể hiện sự gắn bó, tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc

Câu 2 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong các bài thơ : Con cò (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương).

– Con cò (Chế Lan Viên) : Mạch cảm xúc trữ tình được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò tượng trưng cho sự hình ảnh vỡ về, chăm sóc, yêu thương, che chở cho con.

– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) : Mạch cảm xúc được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra mùa xuân đất nước, cách mạng. Qua đó thể hiện tấm lòng dâng hiến và khát khao hòa nhập với cuộc đời của tác giả

– Viếng lăng Bác(Viễn Phương) : Mạch cảm xúc đi theo trình tự từ ngoài cho đến khi vào trong lăng và lúc ra về. Đó là tấm lòng thành kính, yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với Bác.

Câu 3 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

– Con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên : Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ lam lũ, tần tảo, yêu thương, che chở đứa con. Cánh cò chắp cánh cho niềm tin của con bay cao, bay xa.

– Mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải : Mùa xuân nhỏ của đời người hòa nhập với mùa xuân chung của toàn dân tộc. Là tuổi trẻ, là sức trẻ khát vọng và cống hiến.

Câu 4 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.

– Từ ngữ :bỗng, hình như (ngỡ ngàng, xúc động),phả, chùng chình (rung cảm tinh tế),vắt nửa mình (ranh giới mơ hồ giữa thời khắc giao mùa)

– Hình ảnh :hương ổi, gió se, sương, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây, nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi cũng gợi ra nhiều liên tưởng thú vị.

Câu 5 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ.

– Nhà thơ muốn góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân chung của toàn dân tộc

– Niềm mong ước được cống hiến hết sức, sống hết mình, lao động hết mình “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc” một cách lặng lẽ.

Câu 6 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tác dụng của hình ảnh “mặt trời”, “vầng trăng”, “tràng hoa”

– Mặt trời: Bác chính là mặt trời soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Là ngọn lửa ấm sửa ấm muôn triệu trái tim người Việt Nam

– Vầng trăng : Bác là vầng trăng hiền dịu, che chở, bao bọc người dân Việt Nam sống trong hạnh phúc ấm no.

– Tràng hoa : Dòng người đến viếng Bác kết thành tràng hoa kính dâng lên Người thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với Bác.

Câu 7 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bài thơ “Nói với con” thể hiện tình cảm:

– Tình cảm cha con, tình cảm gia đình thiêng liêng

– Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

– Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống bền bỉ, ý chí quật cường của người dân tộc miền núi

Câu 8 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):Nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ : Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con.

– Con cò: Bút pháp dân tộc hiện đại, Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời ru thành biểu tượng cho tình mẹ con và ý nghĩa của khúc hát ru.

– Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực, lãng mạn, chất Huế đậm đà.

– Nói với con : hình thức lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò của người cha với giọng điệu tha thiết, trìu mến và tin cậy để thể hiện tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, nâng lên thành lẽ sống.

Câu 9 (trang 97 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò (Chế Lan Viên).

Hình ảnh con cò trong bài thơ trở thành biểu tượng cho tình mẹ bao la qua lời ru của mẹ. Lời ru ấy cứ thấm dần vào tâm hồn con, tự nhiên âu yếm như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa thơm. Con cò trở thành người bạn, người anh, người em, cò còn là biểu tượng cho người mẹ luôn đồng hành cùng con trên khắp nẻo đường.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 960

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống