Tuần 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải văn 12 bài việt bắc (tố hữu) – phần 2: tác phẩm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài việt bắc (tố hữu) – phần 2: tác phẩm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:

Bố cục

– Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

– Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc

Câu 1 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7/1954), tháng 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện có tình lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc

– Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:

   + Sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta”, đây là cặp đại từ thường dùng để chỉ mối quan hệ trai gái, quan hệ vợ chồng, từ đó gợi tình cảm yêu thương, gắn bó

   + Tác giả đã hình dung cuộc chia tay của trung ương Đảng với nhân dân như cuộc chia tay của một đôi trai gái đầy bịn rịn, nhớ thương, lưu luyến

Câu 2 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

– Thiên nhiên Việt Bắc:

   + Trăng lên đầu núi: ánh trăng thanh bình giữa núi rừng

   + Nắng chiều lưng nương

   + Bản khói cùng sương: những bản làng chìm trong sương

   + Hình ảnh bếp lửa: sớm hôm bếp lửa người thương đi về

   + Cảnh rừng nứa, bờ tre,…

   + Cảnh thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa với những nét đặc trưng riêng

– Nhớ về con người Việt Bắc:

   + Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng

   + Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan

   + Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

Câu 3 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến:

   + Cả núi rừng Việt Bắc cùng tham gia kháng chiến: Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

   + Hình ảnh đoàn quân kháng chiến: Quân đi điệp điệp trùng trùng/Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay, Dân công đỏ đuốc tùng đoàn,….

   + Những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/Vui từ Đồng Tháp, An Khê/Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

– Vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến:

   + Là quê hương cách mạng, đầu não, cái nôi của cuộc kháng chiến chống Pháp

   + Là nơi khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

   + Nơi con người đặt niềm tin và hi vọng về ngày mai chiến thắng, hòa bình

Câu 4 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:

   – Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.

   – Sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” thường thấy trong ca dao

   – Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.

   – Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…

   – Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt

Luyện tập

Câu 1 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Tác giả sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình-ta với sự biến hóa linh hoạt, và sáng tạo

   + Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

   + Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

   + Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

– Ý nghĩa việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình – ta:

   + Làm cho bài thơ mang phong vị của những câu ca dao, ấm áp, gần gũi, thân thuộc

   + Khắc họa sâu sắc sự gắn bó, thủy chung, yêu thương, lưu luyến giữ Trung ương Đảng với những người dân Việt Bắc

Câu 2 (trang 114, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Phân tích đoạn thơ về khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến:

   Những đường Việt Bắc của ta

   Đêm đêm rầm rập như là đất rung

   (…)

   Vui từ Đồng Tháp, An Khê

   Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

– Giọng thơ: hào hùng, mạnh mẽ, nhanh, dồn dập

– Hình ảnh thơ:

   + Không gian: những đường Việt Bắc của ta – không gian rộng lớn, khắp mọi nẻo đường ở Việt Bắc

   + Quân đi điệp điệp, trùng trùng: những đoàn quân nối tiếp nhau ra trận

   + Dân công đỏ đuộc từng đoàn, bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

   + Đèn pha bật sáng

→ Những hình ảnh thơ gợi nên một khí thế dũng mãnh, dồn dập, người người ra trận, nhà nhà ra trận

– Từ ngữ:

   + Sử dụng từ láy có giá trị tạo hình: điệp điệp, trùng trùng, …

   + Sử dụng dày đặc các động từ mạnh: đi, đỏ đuôc, nát đá, bay,…

→ Một Việt Bắc hào hùng, là một bản anh hùng ca với khí thế sục sôi trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Nội dung chính của văn bản

   – Nội dung: bài thơ khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…

   – Nghệ thuật: đậm chất dân tộc, trong việc sử dụng hình thức đối đáp với cặp đại từ nhân xưng mình – ta, ngôn ngữu, hình ảnh thơ giản dị, nhịp thơ uyển chuyển, sử dụng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1122

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống