Chương I: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 13 trang 71: Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam.

Trả lời:

– Địa bàn sinh sống: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước,..

– Nhận xét:

    • Địa bàn trải dài từ Bắc vào Nam.

    • Chủ yếu tập chung ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

    • Tập chung ở những vùng đồi núi, trung du.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 13 trang 72: Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn.

Trả lời:

Những tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn:

– Sống định cư lâu dài trong các hang động.

– Biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả… → một nền nông nghiệp sơ khai đã được hình thành.

– Người Hoà Bình đã biết ghè đẽo lên cả một bên mặt rìu đá, bước đầu biết mài lưỡi rìu và làm một số công cụ bằng xương, tre, gỗ.

– Người Bắc Sơn biết mài rộng lên trên lưỡi rìu đá và bắt đầu biết làm đồ gốm.

→ Cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn cũng được nâng cao hơn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 13 trang 72: Những biểu hiện của “cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?

Trả lời:

Biểu hiện của “Cách mạng đá mới” ở Việt Nam:

– Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm , con người đã biết sử dụng kĩ thuật cưa, khoan đá, phát triển kĩ thuật làm đồ gốm bằng bàn xoay.

– Công cụ lao động được cải tiến, làm tăng năng suất lao động.

– Phần lớn các thị tộc đều bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá. – Cùng với sự gia tăng dân số, việc trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh giữa các bộ lạc, đời sống vật chất được ổn định và cải thiện hơn, đời sống tinh thần được nâng cao.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 13 trang 73: Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn.

Trả lời:

Điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên:

– Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau Việt Nam.

– Cư dân làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

– Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá nhưng đã biết sử dụng các công cụ bằng đồng. Họ làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà.

So sánh với cư dân Hòa Bình –Bắc Sơn: Cư dân Phùng Nguyên có đời sống phát triển hơn cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn.

Cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn Cư dân Phùng Nguyên
Công cụ Đá Đá và đồng
Kinh tế Săn bắt, hái lượm là chủ yếu, nền nông nghiệp sơ khai được hình thành. Nông nghiệp là chủ yếu, làm gốm, chăn nuôi,..
Đời sống cư dân Sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá, hợp thành thị tộc, bộ lạc. Sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

Bài 1 trang 73 Lịch Sử 10: Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam.

Trả lời:

Giai đoạn Đặc điểm chính
Cách ngày nay 30 – 40 vạn năm Người tối cổ đã sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời kì hình thành và phát triển Ra đời của công xã thị tộc, bộ lạc
Thời kì tan rã Các bộ lạc bắt đầu bước vào thời đại kim khí. Việc chế tạo công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến năng suất lao động tăng, dẫn đến sự phân công lao động và tác động đến sự phân hoá của xã hội nguyên thuỷ và tạo tiền đề dẫn đến sự tan rã cùa xã hội nguyên thuỷ ở nước ta.

Bài 2 trang 73 Lịch Sử 10: Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?

Trả lời:

– Thời gian: cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm các bộ lạc ở Việt Nam biết đến thuật luyện kim.

– Nhận xét:

    • Thời gian ra đời tương đối sớm.

    • Trong các bộ lạc thì cư dân Phùng Nguyên biết đến thuật luyện kim sớm nhất, cư dân Sa Huỳnh và Đồng Nai biết đến muộn hơn.

    ⇒ Với sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc bước vào buổi đầu của thời đại kim khí.

Bài 3 trang 73 Lịch Sử 10: Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000-4000 năm?

Trả lời:

Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 – 4000 năm :

⇒ Đưa các bộ lạc bước vào thời đại kim khí, hình thành những nền văn hóa lớn phân bó ở các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.

Bài 4 trang 73 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.

Trả lời:

Phùng Nguyên Sa Huỳnh Đồng Nai
Địa bàn cư trú Lưu vực sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ. Châu thổ sông Thu Bồn, Trà Khúc,..vùng núi Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ
Công cụ lao động Chủ yếu bằng đá, tre, gỗ, xương

Bắt đầu sử dụng công cụ bằng đồng

Chủ yếu bằng đá

Bắt đầu biết sử dụng đồ sắt.

Chủ yếu bằng đá

Công cụ bằng đồng chưa phổ biến

Hoạt động kinh tế Nông nghiệp lúa nước, làm gốm, chăn nuôi gia súc,.. Nông nghiệp lúa nước, làm gốm, dệt vải, rèn sắt, chăn nuôi gia súc,.. Nông nghiệp trồng lúa nước và cây lương thực khác, làm gốm,..

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 923

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống