Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Lịch Sử Lớp 10
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 10
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 10
Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 trang 108: Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước là:
– Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).
– Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.
– Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. ⇒ Xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn.
– Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ và không phân được thắng bại, đành gảng hòa, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong.
⇒ Đất nước bị chia cắt.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 trang 109: Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh.
Trả lời:
Nhận xét:
– Bộ máy nhà nước về cơ bản được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ.
– Chế độ “Lưỡng đầu chế” ở Trung ương – hình thành 2 bộ phận là Triều đình và phủ chúa. Mọi quyền lực tập trung vào tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ là bù nhìn.
– Bộ máy nhà nước chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong nội bộ hai dòng họ Lê -Trịnh, bộ máy còn cồng kềnh, nạn mua quan bán tước tràn lan.
⇒ Hình thành chế độ “Vua Lê- Chúa Trịnh”.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 trang 110: Em có nhận xét gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?
Trả lời:
Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định xưng vương thành lập triều đình trung ương.
⇒ Việc làm này đã tạo ra nguy cơ chia cắt đất nước lâu dài.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 trang 110: Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
Trả lời:
Điểm khác biệt giữa chính quyền Đàng Trong và nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là:
– Đàng Ngoài: Chính quyền được tổ chức hoàn chỉnh hơn được xây dựng chẳ chẽ từ Trung ương đến địa phương. Có chế độ tuyển chọn quan lại, tổ chứ quân đội được tổ chức chặt chẽ, pháp luật.
⇒ Vì vậy gọi là nhà nước phong kiến đàng ngoài.
– Chính quyền Đàng Trong:
• Chính quyền trung ương chưa được xây dựng sự phân tán quyền hành nằm trong tay các chúa.
• Năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương xây dựng chính quyền trung ương nhưng đến thế kỷ XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
⇒ Trên danh nghĩa đây là một bộ phận của chính quyền vua Lê.
Bài 1 trang 110 Lịch Sử 10: Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ.
Trả lời:
Nguyên nhân sụp đổ của triều Lê sơ là: Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp.
• Vua không còn quan tâm đến việc triều chính chỉ quan tâm đến ăn chơi, sa đọa.
• Quan lại, địa chủ nhân cơ hội đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
• Trước tình thế đó, một số thế lực đã nổi lên họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền lực. Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
⇒ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi nhà Lê sơ sụp đổ.
Bài 2 trang 110 Lịch Sử 10: Hãy đánh giá vai trò của vương triều Mạc.
Trả lời:
Đánh giá vai trò của vương triều Mạc:
– Đến đầu thế ki XVI, Lê sơ suy yếu, nhà Mạc thay thế cho nhà Lê sơ là điều phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
– Sau khi cầm quyền nhà Mạc đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ như: Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê; Tổ chức thi cử đều đặn; Xây dựng quân đội mạnh; Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
⇒ Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
– Tuy nhiên một thời gian sau, triều đình nhà Mạc lại suy thoái dần việc nhà Mạc thần phục nhân nhượng thái quá nhà Minh đã làm mất lòng dân rồi sau đó còn tiến hành cuộc chiến tranh Nam triều đã làm cho đời sống nhân dân khổ cực.
⇒ Cần đánh giá đúng những công và tội của nhà Mạc trong lịch sử dân tộc.
Bài 3 trang 110 Lịch Sử 10: Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
Trả lời:
Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh phong kiến này là do sự suy yếu của nhà Lê dẫn đến sự tranh giành quyền lực.
– Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều:
Nguyễn Kim – một cựu thần nhà Lê, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa. Một nhà nước mới đã được thành lập tại đây, sử cũ gọi là “Nam triều” để phân biệt với “Bắc triều” của nhà Mạc.
⇒ Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ
– Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
• Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
• Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh.
⇒ Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Bài 4 trang 110 Lịch Sử 10: Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài, Đàng Trong và so sánh, nhận xét.
Trả lời:
* So sánh và nhận xét:
– Bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
– Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài với chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”, vua Lê chỉ danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên thực tế quyền hành thuộc về chúa Trịnh.
– Bộ máy chính quyền ở Đàng Trong lúc đầu chỉ là chính quyền ở địa phương, đến giữa thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương, nhưng cũng chưa được hoàn chỉnh.