Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
I. Đôi nét về truyền thuyết: Con rồng cháu tiên
1. Tóm tắt
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “cung điện Long Trang”): Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ
– Phần 2 (tiếp đó đến “rồi chia tay nhau lên đường”): Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
– Phần 3 (còn lại): Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt
3. Giá trị nội dung
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt
4. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo
– Hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
II. Phân tích văn bản Con rồng cháu tiên
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại…)
– Giới thiệu về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ
– Lạc Long Quân:
+ Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
+ Thần mình rồng, thường ở dưới nước, tỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
– Âu Cơ: ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần
→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vơ thành chồng, cùng nhau chung sống trên cạn
→ Sự kết duyên của những con người phi thường
2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
– Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần
→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt do cùng một mẹ sinh ra
– Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đơc lẫn nhau
→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay
3. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt
– Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang
– Khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt
+ Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…
– Cảm nhận về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”