Tuần 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1 : Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

A. Là những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.

B. Là những thông tin có được từ sự trao đổi giữa mọi người với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.

C. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.

D. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau.

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Nội dung giao tiếp trong câu ca dao Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu là:

A. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang.

B. Khuyên mọi người chịu khó làm việc đừng bỏ phí đất đai.

C. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quí.

D. Khuyên mọi người gắng công làm việc vì đất đai là tài sản quí.

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Mục đích giao tiếp giữa người bán và người mua ở chợ là:

A. Trao đổi, thỏa thuận về mặt hàng, giá cả.

B. Người bán bán được hàng.

C. Người mua mua được hàng.

D. Người bán bán được hàng, người mua mua được hàng.

Chọn đáp án : D

Câu 4 : Trong các câu: “Bé An hả? – Lớn quá rồi nhỉ? – Cháu có mua quà cho cô không? – Mẹ cháu có khỏe không?” có mấy câu là nhằm mục đích hỏi thật sự?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Nội dung nổi bật của bài ca dao sau là gì?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

A. Miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng lúa.

B. Miêu tả vẻ đẹp của người con gái.

C. Bộc lộ tâm tư của người con gái về vẻ đẹp và giá trị của chính mình.

D. Bộc lộ tấm lòng yêu mến trước vẻ đẹp của con người và quê hương.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Chức năng chính của bài ca dao trên là gì?

A. Thông báo

B. Bộc lộ

C. Tác động

D. Phản hồi

Chọn đáp án : B

Câu 7 : Dòng nào sau đây không phải là các quá trình của hoạt động giao tiếp?

A. Sản sinh và lĩnh hội

B. Tạo lập và tiếp nhận

C. Tâm tư và kí thác

D. Mã hóa và giải mã

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Nhân vật giao tiếp (người nói) trong bài ca dao sau là ai?

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

Buồn trông con nhện chăng tơ,

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao mai,

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?

A. Chàng trai

B. Chàng trai hoặc cô gái

C. Cô gái

D. Người cha hoặc người mẹ

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Đối tượng giao tiếp hướng đến trong bài ca dao trên là?

A. Cá

B. Nhện

C. Sao

D. Ai

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Nội dung được thể hiện trong bài ca dao trên là?

A. Miêu tả cảnh đêm.

B. Miêu tả những thời điểm trong đêm.

C. Bộc lộ nỗi cô đơn và thương nhớ của người đang yêu.

D. Bộc lỗ nỗi nhớ mong da diết của người con gái xa quê.

Chọn đáp án : C

Câu 11 : Dòng nào nêu đầy đủ không gian, thời gian giao tiếp trong bài ca dao trên?

A. Đêm về sáng.

B. Bờ ao trong đêm.

C. Đất trời trong đêm.

D. Thiên nhiên trong đêm về sáng

Chọn đáp án : A

Câu 12 : Dòng nào nói đúng về nhân vật người nghe trong bài ca dao trên?

A. Không xuất hiện.

B. Xuất hiện trong tâm tưởng của cô gái.

C. Đang đối thoại cùng cô gái.

D. Chỉ là nhân vật có tính giả định.

Chọn đáp án : B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 908

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống