Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Sinh học lớp 12, dưới đây là các Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 12 Học kì 2. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem Đề kiểm tra để tham khảo các Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 12 Học kì 2 có đáp án và thang điểm.

Đề thi Giữa kì 2 (Trắc nghiệm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:

A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch

B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại

C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới

D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2

C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:

A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên

B. Tạo thành các côaxecva

C. Xuất hiện các enzim

D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học

Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC – 30o

C. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng giới hạn trên.

C. khoảng thuận lợi.

D. khoảng giới hạn dưới.

Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1) Chim sáo và trâu rừng

(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu

(3) Chim mỏ đỏ và linh dương

(4) Cá ép với cá mập.

Trả lời đúng là:

A. (1) và (3).

B. (1) và (4).

C. (2) và (3).

D. (2) và (4).

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:

A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà

B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền

C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền

D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương

Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là

A. 20oC.

B. 25oC.

C. 30oC.

D. 35oC.

Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở

A. cửa sông.

B. biển gần bờ.

C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.

D. biển sâu.

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

Câu 11: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:

A. Bọ cạp tôm

B. Nhện

C. Cá chân khớp và da gai

D. Tôm ba lá

Câu 12: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

A. yếu tố hữu sinh.

B. yếu tố vô sinh.

C. các bệnh truyền nhiễm.

D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 13: Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật.

B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 14: Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật.

B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 15: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.

B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.

C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.

D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.

Câu 16: Nhịp sinh học là

A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.

B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.

D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.

Câu 17: Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu

A. mùa.

B. tuần trăng.

C. thuỷ triều.

D. ngày đêm.

Câu 18: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là

A. cá sấu, ếch đồng, giun đất.

B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.

C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.

D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu.

Câu 19: Quần thể là một tập hợp cá thể

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 20: Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ

A. hợp tác

B. cạnh tranh

C. hãm sinh (ức chế – cảm nhiễm)

D. hội sinh

Câu 21: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 22: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. trước sinh sản.

B. đang sinh sản.

C. trước sinh sản và đang sinh sản.

D. đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 23: Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú là đặc điểm của thời đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh), sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát là đặc điểm của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh) và sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật sau khi được vi khuẩn, tảo xanh và đại y chuẩn bị là điểm đáng chú ý nhất của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh):

A. M, T, C

B. C, T, M

C. T, C, M

D. T, M, C

Câu 24: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 25: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

C. Hiện tượng tự tỉa thưa.

D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 26: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là

A. tuổi sinh thái.

B. tuổi sinh lí.

C. tuổi trung bình.

D. tuổi quần thể

Câu 27: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 28: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 29: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 30: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.

B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.

D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D D C A C B C A A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B B C A D A B D B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A C D A C B A C A B

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:

A. Prôtêin

B. Axit nuclêic

C. Carbon hydrat

D. Prôtêin và axit nuclêic

Câu 2: Trong cơ thể sống Axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sinh sản

B. Di truyền

C. Cảm ứng

D. A và B đúng

Câu 3: Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sự sinh sản

B. Sự di truyền

C. Hoạt động điều hoà và xúc tác

D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:

A. Đa dạng

B. Đặc thù

C. Phức tạp và có kích thước lớn

D. A và B đúng

Câu 5: Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ:

A. Trao đổi chất và sinh sản

B. Vận động và cảm ứng

C. Sinh trưởng

D. Vận động

Câu 6: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. trước sinh sản.

B. đang sinh sản.

C. trước sinh sản và đang sinh sản.

D. đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 8: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới

A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã.

B. mức độ lan truyền của vật kí sinh.

C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.

D. các cá thể trưởng thành.

Câu 9: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể.

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.

B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.

C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.

D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử

Câu 11: Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

Câu 12: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

Câu 13: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

A. thực vật, động vật và con người.

B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Câu 14: Quan hệ cạnh tranh là:

A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.

B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.

C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.

D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.

Câu 15: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:

A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.

B. do nhiệt độ môi trường.

C. do tập tính đa thê.

D. phân hoá kiểu sinh sống.

Câu 16: Tuổi quần thể là:

A. tuổi thọ trung bình của cá thể.

B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian sống thực tế của cá thể.

D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.

Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 18: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 19: Mật độ của quần thể là:

A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 20: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 21: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động theo chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 3, 4.

C. 2, 3.

D. 2, 3, 4.

Câu 22: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:

A. Bị cây hạt trần cạnh tranh

B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ

C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt

D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú

Câu 23: Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do:

A. Mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập

B. Cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt

C. Không bị tàn phá bởi sâu bọ bay

D. Hình thành những sa mạc lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kì hạn hán kéo dài

Câu 24: Giới hạn sinh thái gồm có:

A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.

B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

C. giới hạn dưới, giới hạn trên.

D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.

Câu 25: Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ

A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái.

B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.

C. chăm sóc trứng và con non.

D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 26: Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ

A. hợp tác.

B. cạnh tranh.

C. hãm sinh (ức chế – cảm nhiễm).

D. hội sinh.

Câu 27: Nhiệt độ không khí tăng lên đến khoảng 40- 45oC sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di chuyển của con vật điều đó thể hiện quy luật sinh thái

A. giới hạn sinh thái.

B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Câu 28: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

Câu 29: Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chủng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là:

A. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép

B. Sự xuất hiện các enzim

C. Sự hình thành các côaxecva

D. Sự hình thành màng

Câu 30: Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. tương đối ổn định.

C. luôn thay đổi.

D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D C D A A C D B D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A D A A B A A D B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A C B B A A C B A D

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết dogià được gọi là:

A. tuổi sinh thái.

B. tuổi sinh lí.

C. tuổi trung bình.

D. tuổi quần thể.

Câu 2: Tuổi quần thể là:

A. tuổi thọ trung bình của cá thể.

B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian sống thực tế của cá thể.

D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.

Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 5: Mật độ của quần thể là:

A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 6: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 7: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 8: Kích thước của một quần thể không phải là:

A. tổng số cá thể của nó.

B. tổng sinh khối của nó.

C. năng lượng tích luỹ trong nó.

D. kích thước nơi nó sống.

Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

Câu 10: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?

1. Kích thước tối thiểu.

2. Kích thước tối đa.

3. Kích thước trung bình.

4. Kích thước vừa phải.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3, 4.

D. 3, 4.

Câu 11: Kích thước của quần thể sinh vật là:

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.

C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.

D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

Câu 12: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:

A. kích thước tối thiểu.

B. kích thước tối đa.

C. kích thước bất ổn.

D. kích thước phát tán.

Câu 13: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:

A. dưới mức tối thiểu.

B. mức tối đa.

C. mức tối thiểu.

D. mức cân bằng

Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.

B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.

C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.

D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 15: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

A. biến động kích thước.

B. biến động di truyền.

C. biến động số lượng.

D. biến động cấu trúc.

Câu 16: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động the chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 3, 4.

C. 2, 3.

D. 2, 3, 4.

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:

A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục

B. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất

C. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ

D. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu

Câu 18: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của ….. (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử ….. (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng ….. (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).

A. C, PN, T

B. N, H, S

C. P, P, V

D. C, N, T

Câu 19: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li

A. tập tính.

B. không gian.

C. sinh sản.

D. địa lí.

Câu 20: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:

A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên

B. Tạo thành các côaxecva

C. Xuất hiện các enzim

D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học

Câu 21: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:

A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)

B. Oxy (O2) và nitơ (N2)

C. Xianôgen (C2N2)

D. Hơi nước (H2O)

Câu 22: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:

A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép

B. Tác động của các enzim và nhiệt độ

C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, …)

D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2

C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

Câu 24: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:

A. Sự xuất hiện các enzim

B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic

C. Sự tạo thành các côaxecva

D. Sự hình thành màng

Câu 25: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự

A. Cách li sinh sản

B. Cách li di truyền

C. Cách li sau hợp tử

D. Cách li thời gian

Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

A. du nhập gen.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. giao phối ngẫu nhiên.

D. đột biến.

Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 28: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?

(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.

(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.

(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 30: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài

A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.

B. khác khu vực địa lí.

C. bằng cách li tập tính.

D. bằng cách li sinh thái.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B A A D B C D B B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B A A C A C A C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B C D B A B D B B D

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào

A. bằng chứng sinh học phân tử.

B. cơ quan tương đồng.

C. bằng chứng phôi sinh học.

D. cơ quan tương tự.

Câu 2: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự

A. Cách li sinh sản

B. Cách li di truyền

C. Cách li sau hợp tử

D. Cách li thời gian

Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

A. du nhập gen.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. giao phối ngẫu nhiên.

D. đột biến.

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Kích thước quần thể.

B. Đa dạng về thành phần loài.

C. Sự phân bố cá thể.

D. Mật độ cá thể.

Câu 5: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:

A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.

C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.

D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò:

A. Tạo ra các alen mới.

B. Phát tán đột biến trong quần thể.

C. Định hướng quá trình tiến hóa.

D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.

(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.

(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ… làm xuất hiện loài mới.

(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.

(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1

B. 1, 2, 3

C. 3, 4, 5

D. 1, 2, 5

Câu 9: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là

A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.

B. Phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.

C. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.

D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

Câu 10: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là

A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể.

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

C. Số lượng cá thể có trong quần thể.

D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

D. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.

(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.

(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.

(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.

A. (1), (5).

B. (2), (4).

C. (3), (4).

D. (3), (5).

Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình thành loài là đúng nhất?

A. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản.

B. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

Câu 14: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu đồ sau đây: (Ghi chú: 1. Số lượng cá thể; 2. Tuổi)

Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong

A. Quần thể C.

B. Cả A và B.

C. Quần thể A.

D. Quần thể B.

Câu 15: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

A. ổ sinh thái.

B. giới hạn sinh thái.

C. môi trường.

D. sinh cảnh.

Câu 16: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là:

1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.

2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin.

3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau.

4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 2 ,4.

D. 1 , 3 ,4.

Câu 17: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình

A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.

B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

C. hình thành loài mới.

D. làm thay đổi tần số alen của loài.

Câu 18: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả

Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
Aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3

A. giao phối không ngẫu nhiên.

B. đột biến.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.

D. giao phối ngẫu nhiên.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?

A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.

B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến.

C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.

Câu 20: Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là

A. đột biến.

B. giao phối không ngẫu nhiên.

C. chọn lọc tự nhiên.

D. di – nhập gen.

Câu 21: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên

A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò:

A. Hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.

B. Ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

C. Tạo các elen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

D. Tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.

Câu 23: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.

C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.

D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.

Câu 24: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là

A. mật độ của quần thể.

B. kích thước tối đa của quần thể.

C. kích thước tối thiểu của quần thể.

D. kích thước trung bình của quần thể.

Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ.

B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà lạt

C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ.

D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. AND và prôtêin.

B. Axit nuclêic và prôtêin.

C. ARN và prôtêin.

D. AND và ARN.

Câu 27: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là:

A. Cổ sinh vật học.

B. Sinh vật.

C. Sinh vật nguyên thủy.

D. Hoá thạch.

Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.

Câu 29: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.

B. Di – nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.

C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

Câu 30: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì

A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp.

B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại.

C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay.

D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D A B B B A D D A D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A C D B C C C D C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đề thi Giữa kì 2 (Trắc nghiệm + Tự luận)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

D. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài thường có tương quan sao cho phù hợp với nguồn sống.

Câu 2: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.

D. cân bằng quần thể.

Câu 3: Mật độ của quần thể là

A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể trung bình trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 5: Sự sống chuyển từ dưới nước lên ở cạn vào:

A. Kỉ Cambri

B. Kỉ Đêvôn

C. Kỉ Than đá

D. Kỉ Silua

Câu 6: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh

A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.

B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.

C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Chịu được ánh sáng mạnh.

B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

C. Lá xếp nghiêng.

D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

Câu 8: Xét các yếu tố sau đây:

I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .

III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

A. I và II.

B. I, II và III.

C. I, II và IV.

D. I, II, III và IV

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm): Trình bày cách bố trí, kết quả, kết luận của thí nghiệm của Milơ và Urây.

Câu 2: (3 điểm): Trình bày đặc điểm và vẽ hình mô tả các kiểu tháp tuổi của quần thể sinh vật, ý nghĩa chung của tháp tuổi.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
C B D A D A B D

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

– Cách bố trí: tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thủy trong một bình thủy tinh 5 lít. Bố trí dụng cụ thí nghiệm: có bình 5 lít chứa nước và khí (CH4, NH3 và H2) , vị trí có điện cực phóng điện; có vị trí làm lạnh hơi nước tạo ra sau phản ứng rồi lấy ra dưới dạng nước đã được làm lạnh. Điện cực sẽ phóng điện trong hệ thống đã lắp đặt liên tục trong 1 tuần.Đem nước đã được làm lạnh sau phản ứng đi phân tích. (1,5 điểm)

– Kết quả thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản. (0,5 điểm)

– Kết luận: giả thuyết của Oparin và Handan là chính xác, cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa… (1 điểm)

Câu 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Tuổi quần thể là:

A. tuổi thọ trung bình của cá thể.

B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian sống thực tế của cá thể.

D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.

Câu 2: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 3: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 4: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.

B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.

C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.

D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 5: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt

A. dưới mức tối thiểu.

B. mức tối đa.

C. mức tối thiểu.

D. mức cân bằng

Câu 6: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (1), (3), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (2), (4).

Câu 7: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Câu 8: Một quần xã có các sinh vật sau:

(1) Tảo lục đơn bào.

(2) Cá rô.

(3) Bèo hoa dâu.

(4) Tôm.

(5) Bèo Nhật Bản.

(6) Cá mè trắng.

(7) Rau muống.

(8) Cá trắm cỏ.

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

A. (3), (4), (7), (8).

B. (1), (2), (6), (8).

C. (2), (4), (5), (6).

D. (1), (3), (5), (7).

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (4 điểm): Trình bày đặc điểm và vai trò của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 2: (2 điểm): Nhân tố sinh thái là gì? Phân loại các nhân tố sinh thái.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
B A A A A D B D

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

* Mối quan hệ hỗ trợ: (2 điểm)

– Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …

– Vai trò:

   + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

   + Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

* Mối quan hệ cạnh tranh: (2 điểm)

– Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

– Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.

– Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 2

– Khái niệm: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

– Các nhóm nhân tố sinh thái:

   + Nhóm nhân tố vô sinh: là các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật

   + Nhóm nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này và sinh vật khác sống xung quanh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 2: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 3: Quan hệ cạnh tranh là:

A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.

B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.

C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.

D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.

Câu 4: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:

A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng mức độ sinh sản.

C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Câu 5: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

A. cân bằng sinh học

B. cân bằng quần thể

C. khống chế sinh học.

D. giới hạn sinh thái

Câu 6: Các cây hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:

A. Kỉ Tam Điệp

B. Kỉ Giura

C. Kỉ Phấn Trắng

D. Kỉ Pecmơ

Câu 7: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:

A. Các hoá thạch

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá

C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay

D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín

Câu 8: Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:

A. Prôtêin – lipit

B. Prôtêin – saccarit

C. Prôtêin – prôtêin

D. Prôtêin – axit nuclêôtit

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (4 điểm): Trình bày đặc điểm thích nghi của thực vật với ánh sáng.

Câu 2: (2 điểm): Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
A D A C C D B D

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

– Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. (1 điểm)

– Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tường nhà cao tầng, do có tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở 4 phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây. (1 điểm)

– Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ; các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao. (1 điểm)

– Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. (1 điểm)

Câu 2

– Quần thể là tập hợp các cáthể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. (1 điểm)

– Các đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, mật độ cá thể, kích thước quần thể, phân bố cá thể trong quần thể. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Một quần xã có các sinh vật sau:

(1) Tảo lục đơn bào.

(2) Cá rô.

(3) Bèo hoa dâu.

(4) Tôm.

(5) Bèo Nhật Bản.

(6) Cá mè trắng.

(7) Rau muống.

(8) Cá trắm cỏ.

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

A. (3), (4), (7), (8).

B. (1), (2), (6), (8).

C. (2), (4), (5), (6).

D. (1), (3), (5), (7).

Câu 2: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm

1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

2. Hải quỳ sống trên mai cua

3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ

5 . Trùng roi sống trong ruột mối.

A. 1, 2, 3.

B. 1, 3, 5.

C. 2, 4, 5.

D. 1, 3, 4.

Câu 3: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 4: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 5: Tuổi sinh thái là:

A. tuổi thọ tối đa của loài.

B. tuổi bình quần của quần thể.

C. thời gian sống thực tế của cá thể.

D. tuổi thọ do môi trường quyết định.

Câu 6: Những nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là

A. mức sinh sản.

B. mức tử vong.

C. mức nhập cư và xuất cư.

D. cả A, B và C.

Câu 7: Cơ quan tương tự là những cơ quan:

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 8: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhómvượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:

A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

D. thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (3,5 điểm)

a) Giới hạn sinh thái là gì? Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu là gì?

b) Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái với mô tả sau: cá chim có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 12 – 38oC, khoảng thuận lợi là 24 – 30oC, điểm cực thuận là 28oC.

Câu 2: (2,5 điểm): Trong quần thể có những nhóm tuổi nào, nêu khái niệm?

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D C C C C D A A

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

a) – Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định. (0,5 điểm)

– Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (0,5 điểm)

– Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. (0,5 điểm)

b) Vẽ sơ đồ (2 điểm)

Câu 2 Có 3 nhóm tuổi:

– Nhóm trước sinh sản là những cá thể chưa có khả năng sinh sản. Sự tăng trưởng của cá thể xảy ra chủ yếu là tăng kích thước và khối lượng. (0,75 điểm)

– Nhóm đang sinh sản là lực lượng tái sản xuất của quần thể. Tuỳ từng loài mà nhóm này sinh sản 1 lần hay nhiều lần trong đời. Sức sinh sản lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tiềm năng sinh học của mỗi loài và thích nghi với mức tử vong cao hay thấp. (1 điểm)

– Nhóm sau sinh sản gồm những cá thể không có khả năng sinh sản nữa và chúng có thể sống đến cuối đời. (0,75 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 951

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống