Bài 24

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Ý nghĩa của văn chương (cực ngắn)

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn muôn màu, văn chương chính là kết quả, hình ảnh của sự phản ánh cuộc sống ấy, đọc văn chương sẽ khiến ta khám phá được mọi mặt của cuộc sống này.

Dẫn chứng:

– “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến, văn chương có khả năng tác động đến tâm tư, tình cảm của con người hướng người ta đến nhũng điều tốt đẹp.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Công dụng của văn chương:

– Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

– Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói… là quá đáng.

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

   a. Đây là văn bản nghị luận văn chương tại vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương

   b. Đặc sắc: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh

Chứng minh: Đoạn văn “người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”

Nói về nguồn gốc thi ca đó là những rung động cảm xúc của người thi sĩ, tác giả đã dùng cách nói giàu hình ảnh con chim bị thương và tiếng khóc của người thi sĩ để thể hiện.

Luyện Tập

– “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: Thế giới cảm xúc của con người là vô cùng phong phú, có những cảm xúc đôi khi ta chưa hề biết tới, chính văn chương đã đem những tình cảm mới đến với chúng ta.

   VD: Trong bài “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương đã giúp ta có cái nhìn trân trọng, yêu thương người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thấu hiểu nỗi khổ và sự bất hạnh của họ

– “Luyện những tình cảm ta sẵn có”: Văn chương làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” ta thêm yêu và trân quý tình cảm anh em ruột thịt

B. Tác giả

– Hoài Thanh (1909-1982)

– Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. 

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm chính: “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942. 

C. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác : 

– Viết năm 1936, in trong tập “Văn chương và hành động”, sau này Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội đã đưa văn bản vào trong cuốn “Bình luận văn chương”, xuất bản năm 1998.

– Văn bản có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương” 

b. Thể loại : Nghị luận văn chương

– Vấn đề nghị luận: ý nghĩa và công dụng của văn chương. 

c. Phương thức biểu đạt : Nghị luận 

d. Bố cục : 3 phần 

– Phần 1: Đặt vấn đề: Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc của văn chương.

– Phần 2: Giải quyết vấn đề: Tiếp đến “quá đáng”: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương.

– Phần 3: Kết thúc vấn đề: Còn lại: Khẳng định giá trị của văn chương.

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung: 

+ Nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.

+ Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh sự sống và sáng tạo ra sự sống

+ Công dụng: Bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người; giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.

+ Giá trị: quan trọng, không thể thiếu văn chương trong cuộc sống của con người.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Lời văn giàu hình ảnh, kết hợp lí lẽ, cảm xúc.

+ Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục. 

+ Cách nêu dẫn chứng đa dạng. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1138

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống