Bài 30

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

I. Các kiểu câu đơn đã học

– Câu phân loại theo mục đích nói:

    + Câu nghi vấn

    + Câu trần thuật

    + Câu cầu khiến

    + Câu cảm thán

– Câu phân loại theo cấu tạo:

    + Câu bình thường

    + Câu đặc biệt

1) Phân loại câu theo mục đích nói:

a) Công dụng:

    + Câu nghi vấn: Dùng để hỏi

    + Câu trần thuật: Dùng để nêu ra một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai

    + Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu…. người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.

    + Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp , hay dùng để gọi đáp

b) Dấu hiệu để nhận biết:

– Câu nghi vấn:

    + Chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, bao giờ, ở đâu)

    + Dùng giọng điệu hỏi, đặt câu hỏi cuối câu

– Câu cầu khiến:

    + Dùng từ cầu khiến ở cuối câu: thôi, lên, đi

    + Dùng phụ từ cầu khiến: hãy, đứng, chớ

    + Dùng giọng điệu cầu khiến: có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu

– Câu cảm thán

    + Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: ối, ái, ôi, trời ơi, eo ơi!

    + Dùng giọng điệu phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quà, biết bao, thay…

– Câu trần thuật:

2. Câu phân loại theo cấu tạo:

Câu đơn bình thường

– Cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

– Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến

Câu đơn đặc biệt

– Không cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

– Dùng để nêu thời gian, nơi chốn; liệt kê sự việc, hiện tượng, bày tỏ cảm xúc; gọi đáp.

II. Các dấu câu đã học

Nội dung ôn tập Kiến thức cần nhớ
Dấu chấm

– Đặt ở cuối câu trần thuật (có khi đặt ở câu cầu khiến)

Dấu phẩy

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

    + Giữa CN – VN với các thành phần phụ của câu

    + Giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu.

    + Giữa một từ, một cụm từ với bộ phận chú thích của nó câu, giữa các vế của một câu ghép.

Dấu chấm phẩy

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.

Dấu chấm lửng

– Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, sự việc…

– Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.

– Làm giãn câu văn ở chỗ biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất hiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước

Dấu gạch ngang

– Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích ở trong câu

– Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật.

– Đánh dấu các bộ phận liệt kê

– Nối các từ trong một liên danh

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1121

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống