Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
– Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót
– Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.
→ Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.
Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm
→ Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí
– Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước
⇒ Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết
b, Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn
– Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự biểu cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút
c, Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:
– Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn)
– Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái)
⇒ Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường nhưng:
– Đoạn văn 1: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường
– Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.
→ Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.
Bài 2 (Trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi:
Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp
– Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.
– Phò giá về kinh thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí Đông A
Bài 3 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Một số bài văn, bài thơ biểu cảm: Khăn thương nhớ ai (ca dao), Cảm hoài, Thu điếu, Đây mùa thu tới, Khóc Dương Khuê, Bánh trôi nước…
Bài 4 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn biểu cảm:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
( Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)