Chương 2: Cảm ứng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 31: Tập tính của động vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 31 trang 125: Hãy cho biết các tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:

– Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn sâu con. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

– Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Lời giải:

    • Các tập tính bẩm sinh:

– Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn sâu con. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

    • Tập tính học được:

– Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 31 trang 126: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh? Tại sao?

– Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?

Lời giải:

– Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản (dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch), số lượng các tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm rất thấp. Mặt khác, vòng đời của động vật bậc thấp diễn ra trong thời gian ngắn nên chúng không có nhiều thời gian cho việc học tập để hình thành các tập tính học được.

→ Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh.

– Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì: hệ thần kinh của người và động vật phát triển với số lượng tế bào thần kinh lớn rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với các tập tính bẩm sinh. Mặt khác, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ cao do đó cho phép con người cũng như động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện hoàn thiện cá tập tính học được phức tạp, giúp con người và động vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

Bài 1 (trang 126 SGK Sinh 11): Tập tính là gì?

Lời giải:

   Tập tính là chuỗi phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Bài 2 (trang 126 SGK Sinh 11): Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Lời giải:

   * Ví dụ về tập tính bẩm sinh:

     – Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.

     – Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất .

     – Gà trống gáy vào mỗi sớm.

     – Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.

     – Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.

     – Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.

     – Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.

     – Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .

     – Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….

     – Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.

   * Ví dụ về tập tính học được:

     – Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

     – Sư tử non học tập để săn mồi.

     – Khỉ con học cách leo trèo.

     – Chim non học tập để có thể bay.

     – Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.

     – Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.

     – Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.

     – Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.

     – ….

Bài 3 (trang 126 SGK Sinh 11): Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Lời giải:

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 947

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống