Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Nội dung chính

Bố cục

Trước khi đọc

1 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Chú bé mang pyjama sọc là một tiểu thuyết của nhà văn người Ireland John Boyne, viết dưới góc nhìn của một cậu bé 9 tuổi – Bruno. Khi Bruno chuyển đến một nơi khác, cậu cảm thấy buồn bã. Và rồi cậu tìm được một người bạn đặc biệt ở “phía bên kia hàng rào” – là Shmuel, một cậu bé Do Thái ở Ba Lan bị Đức Quốc xã bắt đến trại tập trung. Lý do mà nhà cậu phải chuyển đến đây là do cha cậu phải phục vụ cho kế hoạch quân sự trừng phạt những người Do Thái của tên trùm phát xít – Adolf Hitler trong bối cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tình bạn giữa họ nảy nở và cuộc hành trình bắt đầu xảy ra.

2 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Tình bạn nảy nở giữa Bruno và Shmuel bất kể có khác nhau về địa vị, giai cấp và cả dãy hàng rào ngăn cách hai thế giới là minh chứng sống động nhất cho thấy giữa người và người không hề có khoảng cách, chúng ta đều là con người bình đẳng như nhau.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

– Giày vải rộng mẹ để lại bị làm mất: một bị xe nghiến, một bị thắng bé lượm được.

– Chiếc tạp dề cũ kĩ;

Dự đoán (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Cô bé sẽ ngất lịm trong cái rét và thờ ơ của mọi người.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Gia sản tiêu tán, chui rúc trong một xó tối tăm.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Đây là những hình ảnh trong mơ:

– Lần 1: Lò sưởi bằng sắt.

– Lần 2: Bàn ăn.

– Lần 3: Cây thông Nô-en.

– Lần 4: Bà đang mỉm cưởi.

– Lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao.

Theo dõi (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trình tự hợp lí: Lò sưởi bằng sắt → Bàn ăn → Cây thông Nô-en → Bà đang mỉm cưởi.

Đối chiếu (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Câu chuyện xảy ra như đúng dự đoán của em.

Theo dõi (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

– Em bé không được quây quần bên gia đình đón giao thừa.

– Em bé không được sắm quần áo mới.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể chuyện ngôi thứ ba.

Câu 2 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

– Đó là một đêm giao thừa gió rét dữ dội;

– Cô bé không dám về nhà vì sợ cha đánh khi chưa bán được que diêm nào.

Câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

– Ngoại hình của cô bé bán diêm: đầu trần, chân đất, tạp dề cũ kĩ.

– Đó là một cuộc sống nghèo khổ, đói rét, thiếu tình thương.

Câu 4 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

– Lần 1: Lò sưởi bằng sắt → Sưởi ẩm

– Lần 2: Bàn ăn → Ăn no

– Lần 3: Cây thông Nô-en → Tổ ấm

– Lần 4: Bà đang mỉm cưởi → Tình yêu thương

Câu 5 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể chuyện bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé. Nó được thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình khổ sở, hoàn cảnh đáng thương của cô bé,…

Câu 6 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người đi đường thờ ơ, vô cảm hoặc họ đang muốn nhanh chóng trở về gia đình của mình…

Câu 7* trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

– Sự tương phản giữa cảnh đoàn tụ của các gia đinh đêm giao thừa với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm: nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.

– Sự tương phản quá khứ hiện tại: cuộc sống bất hạnh của cô bé.

– Sự tương phản ảo ảnh với thực tại nghiệt ngã: xót xa, thương cảm dành cho em bé chịu cảnh đói rét.

Câu 8 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

– Truyện không giống những câu chuyện cổ tích khác vì để cô bé bán diêm chết ngoài đường. Thế nhưng cách giải thoát cho cô bé là để cô ra đi như một thiên thần với bà lên cao.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Xin chào cụ An-đéc-xen, cháu rất thích câu chuyện của cụ. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm thật tội nghiệp. Tuổi bé nhưng lại là lao động chính trong gia đình. Cháu cũng như cụ thật đau xót khi chứng kiến cảnh cô bé ngất lịm giữa đêm đông. Cháu hi vọng sẽ có một giải pháp nào đó để giúp đỡ những hoàn cảnh như vậy.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 939

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống