Bài 2: Thơ đường luật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.

a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.

b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.

b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.

c1) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

c2) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

Câu a1 biểu thị ngày Quốc tế phụ nữ bình thường như những ngày trong tuần còn câu a2 biểu thị đây là một ngày riêng biệt, khác với những ngày khác.

Câu b1 biểu thị Đỗ Phủ là một nhà thơ người Trung Quốc rất nổi tiếng, câu b2 biệu thị đây là nhà thơ nổi tiếng khắp Trung Quốc

Câu c1 có thể hiểu là những người lính của tác giả, còn câu c2 có thể hiểu là bài thơ nói lên sự cảm thông sâu sắc của tác giả củ tác giả.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt

d) Họ úp cái nón lên mặt, năm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.

d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

– Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau đã bị đảo ngược trật tự từ.

– Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

→ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình.

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

→ Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

→ Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

→ Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải của bà Tú để lo lắng cơm áo, mưu sinh cho cả gia đình.

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trả lời:

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

– Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1120

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống