Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử –

Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản đó. Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kícó nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử. Nhận ra và biết cách khắc phục các lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Biết viết đơn đúng quy cách (theo mẩu hoặc không theo mẩu).VẢN BẢNCÂU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN0) LICH SỦø)Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công{2} xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen(3) thiết kế{4). Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng{5). Giờ đây bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn, cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường(6), nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.[…] Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền(7) Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me. Chiềudài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn). Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn ! Cầu Long Biên là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(8) của thực dân Pháp ở Việt Nam. Xét về mặt kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam với những cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Hai bên là đường ô tô và hành lang” ngoài cùng là tuyến dành cho người đi bộ. Nhưng kích thước ấy chỉ hợp với thời kì mà phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ. Những năm tháng hoà bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc lòng. Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh, các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi: Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tầu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao. Nhìn xuống dưới chân cầu, tôi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật. Những ngày ấy đã được nhà thơ Chính Hữu và nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác ghi lại thành công trong ca khúc Ngày về với những lời bi thương và hùng tráng: Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thăm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh” phai bạcáo hào hoa”…124Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực{12} Hoa Kì. Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Những ngày ấy từ phía Cầu Đất{13) nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững{1+) giữa mênh mông trời nước. Chúng ta hàn. Bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de(15). Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ{16) đầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.Rồi những ngày nước lên cao, gần mấp mé thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú(17) đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm(*) nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nuôc Viet Nam.(Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)Chú thích(*) Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sửcùng với bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và bài Động Phong Nha được coi là những “văn bản nhật dụng”. “Văn bản nhật dụng” không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “văn bản nhật dụng” trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của125con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số quyền trẻ em, ma tuý,… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tuỳ bút. (1) Chứng nhân (hay nhân chứng): người làm chứng, người chứng kiến (chứng: bằng cứ, bằng chứng). (2) Khởi công: bắt đầu xây dựng công trình (khởi: bắt đầu). (3) Ép-phen : kĩ sư người Pháp, người đã xây dựng tháp Ép-phen nổi tiếng ở thủ đô Pa-ri, nước Pháp. Theo một tài liệu đáng tin cậy mới công bố gần đây thì Ép-phen không phải là người đã thiết kế cầu Long Biên mà là hai kĩ sư người Pháp khác. (4) Thiết kế: xây dựng đồ án, làm bản vẽ kèm theo các tính toán cần thiết để dựa vào đó mà xây dựng. (5). Bi tráng: vừa buồn bã vừa hùng tráng. (6) Khiêm nhường: khiêm tốn, biết nhường nhịn trong ứng xử; ở đây chỉ vị trí của cầu Long Biên không còn như trước mà đã kém xa các cầu bắc qua sông Hồng vừa được xây dựng về nhiều mặt. (7) Toàn quyền : chức quan đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trước đây. (8) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: chỉ giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1914 (lần thứ hai từ năm 1919 đến năm 1930). (9). Hành lang: lối đi, ở đây là tuyến đường. (10). Trường chinh: cuộc chiến đấu lâu dài; ở đây chỉ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1954. (11). Hào hoa: sang trọng, lịch sự, rộng rãi; ở đây chỉ tính cách của những chàng trai Hà Nội. (12). Không lực: lực lượng không quân (không: bầu trời, trên không; lực: sức, lực lượng).126(13). Cầu Đất: tên một xóm, nay là một phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách cầu Long Biên không xa về phía hạ lưu.(14). Sừng sững: cao, to, dựng đứng như che hết tầm mắt.(15). La-de (laser – từ mượn): một loại ánh sáng đặc biệt; bom la-de: bom được điều khiển bằng loại ánh sáng đó.(16). Cảnh vệ: người thuộc lực lượng vũ trang, chuyên làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ., (17) Trù phú: đông người ở và giàu có. (18) Trầm ngâm: chỉ dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì đó.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn. 2. Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cẩu ?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên ? 3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. a). Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử ? b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên ? c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên ? (Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, …). 4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. a). Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm127chứng cho sự việc đã qua) được không ? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.b). Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim ?Ghi nhớ • Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước. • Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.LUYÊN TÂPTìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.ĐọC THÊM• Cầu Thăng Long: cầu vượt sông Hồng, cách cầu Long Biên 11 km về thượng lưu. Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ 1435mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5m (có thể chạy ô tô 10 tấn). Tầng trên là đường ô tô rộng 15m, hai bên là đường dành cho người đi bộ rộng 1,5m. Chiều dài toàn bộ tính theo đường sắt (tầng dưới) là 5503m, tính theo đường ô tô (tầng trên) là 3115m, tính theo đường xe thô sơ là 2658m. Cầu khởi công xây dựng năm 1974, hoàn thành cuối năm 1985.128Cầu Chương Dương: cầu đường bộ vượt sông Hồng tại Hà Nội, cách cầu Long Biên 800m về phía hạ lưu. Chiều dài toàn cầu 121096m, gồm 11 nhịp, dầm thép và các nhịp trên bãi ven sông đều là dầm liên hợp thép – bê tông cốt thép. Cầu khởi công đầu năm 1983, hoàn thành ngày 30 – 6 – 1985. Cầu hoàn toàn do kĩ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công.(Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập I)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1091

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống