Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2

Lượm –

Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và sự hi sinh cao cả của nhân vật Lượm. Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc. Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài Mưa, nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.• Nắ được khái ni – – 4. Le fáil. I.e. é a – – • Nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ và tập làm loại thơ này. Biết vận dụng yếu tố kể và tả khi tập làm thơ bốn chữ. • Thấy được những ưu điểm, nhược điểm và cách sửa chữa các lỗi ở bài tập làm văn số 5.VẢN BẢNLUOMNgày Huế đổ máu”) Chú Hà Nội về Tình cờ chú, cháu Gặp nhau Hàng Bè”Chú bé loắt choắt{°) Cái xắc{*} xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênhCa lô(5) đội lệch Mồm huýt sáo vang Nhu con chim chích Nhảy trên đường vàng.- Cháu đi liên lạc(6) Vui lắm chúàỞ đồn Mang Cá (7) Thích hơn ở nhà ! Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân(8) – Thôi chào đồng chí ! Cháu đi xa dần… Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhàRa thế Luợm oi !…Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào baoVụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “Thượng khẩn”(9) Sợ chi hiểm nghèo ?Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng(10) Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng.Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi ! Chú đồng chínhỏ Một dòng máu tươi !Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.“Lượm ơi, còn không ?Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênhCa lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.1949 (Tố Hữu(*), Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)Chú thích(*) Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. (1) Ngày Huế đổ máu: ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược (năm 1947). (2) Hàng Bè: tên một đường phố ở thành phố Huế. (3) Loắt choắt: dáng nhỏ bé mà nhanh nhẹn. (4)Xắc: ở đây là xắc cốt (phiên âm từ tiếng Pháp) – cái túi bằng vải dày hoặc da, có một quai đeo ở bên người, dùng để đựng sổ sách, giấy tờ. (5). Ca lô : (phiên âm từ tiếng Pháp) loại mũ mềm bằng vải, không có vành, nhọn hai đầu, phía trên bóp lại, còn gọi là mũ chào mào. Thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, dân quân, tự vệ và bộ đội ta thường đội mũ này. (6). Đi liên lạc: làm công việc chuyển công văn, giấy tờ, thư từ, mệnh lệnh của cơ quan, đoàn thể hay đơn vị bộ đội,… Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, có một số em thiếu nhi xung phong vào bộ đội làm liên lạc.(7) Đồn Mang Cá : đồn binh lớn trong thành phố Huế, có từ thời triều Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, nơi này thành đồn của quân Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, bộ đội ta đóng quân ở đây. (8) Bồ quân: cây có quả chín màu đỏ tím, ở đây ví màu má của chú bé đỏ như trái bồ quân. (9) Thượng khẩn: rất gấp. Những công văn, mệnh lệnh có đề “Thượng khẩn” thì người chuyển phải tìm mọi cách chuyển nhanh nhất đến nơi nhận (thượng: ở vị trí cao, vị trí trên, đối lập với hạ; khẩn : cần kíp, gấp gáp). (10). Đòng đồng : bông lúa non, còn ở trong bẹ lá.ל ĐọC-HIÊU VẢN BẢN 1. Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói) ? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến ? Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm ? 3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào ? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì ? Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả. V 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm. 5”, “Lượm ơi, còn không ?”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi ?76Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vậtLUYÊN TÂP 1. Học thuộc lòng đoạn thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ, 2. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.ĐọC THÊM Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện và dễ làm. Thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách. Nhịp phổ biến là nhịp hai. Ví dụ: – Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng. – Chớp đông nhay nhấy/ gà gáy thì mưa. (Tuc ngü) – Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai ? Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt? (Ca dao)(Theo Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số lượt đánh giá: 1137

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống