Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1

Muốn làm thằng Cuội –

Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ Muốn làm thẳng Cuội. Nắm vững và biết vận dụng những kiến thức đã học về Tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp. Tự đánh giá được ưu, nhược điểm của bài lâm theo yêu cầu của bài văn thuyết minh.VẢN BẢNMUỐN. LẢM THẤNG CUỐIĐêm thu buồn lắm chị Hằng”) ơi ! Trần thế (” em nay chán nửa rồi, Cung quế (” đã ai ngồi đó chửa ? Cành đa” xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế giano) cười.(Tản Đà”), Thơ Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)Chú thích(x) Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông155 đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm nổi tiếng, đặc biệt là vào những năm 20 của thế kỉ XX. Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Ngoài thơ, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tuỳ bút, tự truyện, những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc. Tác phẩm chính : Khối tình con I, II (thơ, 1917), Giấc mộng con I (tiểu thuyết, 1917), Thể non nước (tiểu thuyết, 1920), Giấc mộng con II (du kí, 1932), Giấc mộng lớn (tự truyện, 1932). Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917. (Thằng Cuội: nhân vật ở trên cung trăng, theo truyền thuyết dân gian.) (1) Chị Hằng: tức Hằng Nga, chỉ mặt trăng. (2) Trần thế (có bản chép trần giới): cõi đời. (3) Cung quế; theo thần thoại Trung Quốc, trên cung trăng có cây quế, do đó trăng còn được gọi là cung quế. (4) Cầnh đa: theo thần thoại Trung Quốc và Việt Nam, trên mặt trăng có cây đa và thằng Cuội ngồi dưới gốc cây đa đó.(5) Thế gian (cũng giống như trần gian): cõi đời, nơi người đời ở, người đời.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế? 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống) ? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4,5 – 6). 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì ? 4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ?156Bài thơ Muốn làm thẳng Cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thưởng, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.LUYÊN TÂP 1. Nhận xét về phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1098

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống