Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) –

Phiên âm Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ? (Hạ Tri Chương (*) Dịch nghĩa Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về, Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng. Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến? (Hồi: trở về, hương: làng, quê hương, ngẫu: tình cờ, ngẫu nhiên, thư: chép, viết, ghi lại. Thiếu: trẻ, tiểu: nhỏ, li: xa, rời, gia: nhà, lão: già, đại: lớn. Âm: tiếng, giọng nói, vô : không, cải : đổi, mấn mao : tóc mai, tồi: hỏng, rơi rụng. Nhi đồng: trẻ con, tương: cùng nhau, kiến: thấy, bất: không, thức: biết, quen nhau. Tiếu: cười, vấn: hỏi, khách: khách, người ở nơi khác đến, tòng: từ, hà xứ: nơi nào, lai: tới, đến.)125Dịch thơKhi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ?(Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng ?”(Trần Trọng San dịch, trong Thơ Đường, tập I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)126 Chú thích(*) Hạ Tri Chương (659–744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang), đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua có tặng thơ, thái tử và các quan đều đưa tiễn. Ông là bạn vong niên (bạn chơi với nhau không kể tuổi chênh lệch) của thi hào Lí Bạch, từng gọi Lí Bạch là “trích tiên” (tiên bị đày). Thích uống rượu, tính tình hào phóng, ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó hai bài Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất. Bài được chọn để học là bài 1.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN 1. Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo ? (Gợi ý:So sánh với tình huống thể hiện tình quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ) 2. Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy. Luru ý : Ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn, số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, tuy vậy, xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh.3. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí:- ié Phượng thức | Tựsự | Miêu tả | Biểu cảm | Biểu cảm | Biểu cảm. biểu đạt – – qua tự sự | qua miêu tả Câu 1 Câu 2Sau khi đánh dấu, có thể dùng lời để giải thích thêm; cũng có thể dùng cách giải thích khác không có trong các ô. 4. Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu ? (Gợi ý: Phân tích xem vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện và sự xuất hiện đó cùng al ltiéng cười câu hỏi hồn nhi lác giả vui lên không)o127Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những điều cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1118

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống