200 Câu Trắc Nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10 Có Đáp Án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10 Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam có đáp án, chọn lọc, học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 10.

Câu 1. Việc “Tổ chức quân đội công nông” được đề cập đến trong văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chính cương vắn tắt.

B. Luận cương chính trị.

C. Điều lệ tóm tắt.

D. Đường kách mệnh.

Đáp án: A

Câu 2. Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 10/1930) đã xác định chủ trương xây dựng

A. lực lượng vũ trang ba thứ quân.

B. đội “tự vệ công nông”.

C. lực lượng bộ đội chuyên nghiệp.

D. các hội Cứu quốc.

Đáp án: B

Câu 3. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lapaj theo chỉ thị của

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Hồ Chí Minh.

C. Văn Tiến Dũng.

D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án: B

Câu 4. Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 5. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của

A. 31 chiến sĩ.

B. 32 chiến sĩ.

C. 33 chiến sĩ.

D. 34 chiến sĩ.

Đáp án: D

Câu 6. Sau Cách mạng tháng Tám, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được đổi tên thành

A. Vệ quốc đoàn.

B. Cứu quốc quân.

C. Quốc dân quân.

D. Cận vệ Đỏ.

Đáp án A.

Câu 7. Trong giai đoạn 1945 – 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam bao gồm những lực lượng nào?

A. Bộ đội địa phương và dân quân du kích.

B. Bộ đội chủ lực và dân quân du kích.

C. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

D. Đội tự vệ công – nông và bộ đội địa phương.

Đáp án C.

Câu 8. Ngày 7/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Quyết định thành lapaj

A. Bộ đội địa phương.

B. Bộ đội chủ lực.

C. Dân quân du kích.

D. Đội tự vệ công – nông.

Đáp án A.

Câu 9. Đến năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có khoảng

A. trên 10 vạn quân chủ lực.

B. trên 20 vạn quân chủ lực.

C. trên 30 vạn quân chủ lực.

D. trên 40 vạn quân chủ lực.

Đáp án C

Câu 10. Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án D

Câu 11. Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là chiến dịch

A. Hòa Bình đông – xuân.

B. Biên giới thu – đông.

C. Việt Bắc thu – đông.                                           

D. Tây Bắc thu – đông.

Đáp án C

Câu 12. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là chiến dịch

A. Hòa Bình đông – xuân.

B. Biên giới thu – đông.

C. Việt Bắc thu – đông.                                           

D. Tây Bắc thu – đông.

Đáp án: B

Câu 13. Bức tranh dưới đây gợi cho anh/ chị liên tưởng tới anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nào?

A. La Văn Cầu.

B. Bế Văn Đàn.

C. Phan Đình Giót.

D. Tô Vĩnh Diện.

Đáp án: D (chiến sĩ Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo).

Câu 14. Anh hùng lực lượng vũ trang nào được nhắc đến trong câu đố dưới đây?

“Anh hùng chiến dịch Đông Khê

Chặt tay mình để tiện bề tiến công”

A. La Văn Cầu.

B. Bế Văn Đàn.

C. Phan Đình Giót.

D. Tô Vĩnh Diện.

Đáp án: A

Câu 15. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”?

A. Phạm Tuân.

B. Lê Mã Lương.

C. Nguyễn Viết Xuân.

D. Lý Tự Trọng.

Đáp án: B

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế. 

D. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

Đáp án: C

Câu 17. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

Đáp án: A

Câu 18. Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

Đáp án: B

Câu 19. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong câu đố dưới đây:

“Tuổi xanh khí phách anh hùng

Với dân, với nước hiếu trung vẹn toàn

Cô gái Đất Đỏ miền Nam

Đã làm giặc Pháp kinh hoàng, là ai?”

A. Nguyễn Thị Lý.

B. Nguyễn Thị Định.

C. Võ Thị Sáu.

D. Bùi Thị Cúc.

Đáp án: C

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam?

A. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.

B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân chiến đấu.

C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế. 

D. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí.

Đáp án C

Câu 21. Ai là tác giả của câu nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”?

A. Hồ Chí Minh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Nguyễn Chí Thanh.

Đáp án A

Câu 22. Một trong những tính chất của công an nhân dân Việt Nam được xác định trong Hội nghị công an toàn quốc (15/1/1950) là

A. dân tộc.

B. chính quy.

C. tinh nhuệ.

D. giỏi chiến đấu.

Đáp án A

Câu 23. Ngày 15/01/1950 Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có ba tính chất là

A. giỏi chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng.

B. dân tộc, dân chủ, khoa học.

C. tinh nhuệ, kỉ cương, trung thành.

D. đoàn kết, kỷ cương, nghiêm minh.

Đáp án: B

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong những năm 1961 – 1965?

A. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Đấu tranh chống các lực lượng phản cách mạng và tội phạm.

C. Góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

D. Góp phần đánh bại ý chí xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

Đáp án đúng: D

Câu 25. Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là

A. Trung đội Cứu quốc quân III.                          

B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.         

D. Việt Nam Giải phóng quân.

Đáp án: C

Câu 26. Bức tranh dưới đây gợi cho anh/ chị liên tưởng tới anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nào?

A. La Văn Cầu.

B. Bế Văn Đàn.

C. Phan Đình Giót.

D. Tô Vĩnh Diện.

Đáp án: B

Câu 27. Ngày 15/1/1961, các lực lượng vũ trang tại miền Nam Việt Nam được thống nhất với tên gọi là

A. Quân giải phóng.

B. Vệ quốc quân.

C. Quốc dân quân.

D. Vệ quốc đoàn.

Đáp án: A

Câu 28. Tổ chức nào dưới đây được coi là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Trung đội Cứu quốc quân III.                          

B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.         

D. Việt Nam Giải phóng quân.

Đáp án: C

Câu 29. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là hạ đồn địch ở

A. Bắc Sơn, Võ Nhai.

B. Phay Khắt, Nà Ngần.

C. Pác Pó, Phay Khắt.

D. Him Lam, Bản Kéo.

Đáp án: B

Câu 30. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc

A. tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

B. tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt.

C. trực tiếp, toàn diện về mọi mặt.

D. tuyệt đối, trực tiếp về chính trị.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1082

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống