750 Câu Trắc Nghiệm Vật Lí Lớp 11 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Phần dưới là các bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 2: Dòng điện không đổi có đáp án. Bạn vào tên bài để tham khảo các Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 tương ứng.

Trắc nghiệm Dòng điện không đổi, Nguồn điện cực hay có đáp án

Câu 1. Chọn phát biểu đúng

A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi

B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian

C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích

D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Đáp án: D

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức:

Trong đó: q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.

Câu 2. Cường độ dòng điện được đo bằng

A. Vôn kế      B. Lực kế       C. công tơ điện     D.ampe kế

Đáp án: D

Để đo cường độ dòng điện qua một vật dẫn, dùng ampe kết mắc nối tiếp với vật dẫn.

Câu 3. Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:

A. I=qt     B. I = q/t     C. I = t/q     D. I = q/e

Đáp án: B

Cường độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức:

Trong đó: q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.

Câu 4. Điều kiện để có dòng điện là:

A. Chỉ cần có hiệu điện thế

B. Chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.

C. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

D. chỉ cần có nguồn điện

Đáp án: C

Dòng điện là chuyển dời có hướng của các hạt mang điện, các hạt mang điện dương sẽ di chuyển từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, các hạt mang điện âm sẽ di chuyển ngược lại. Do vậy để có dòng điện thì phải có sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu vật dẫn. Tức là cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 5. Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là

A. culông (C)      B. vôn (V)

C. culong trên giây (C/s)     D. jun (J)

Đáp án: C

Ta có:

trong đó ∆q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t. Mà ∆q có đơn vị Culông (C), ∆t có đơn vị là giây (s), do đó I có đơn vị là Culông trên giây (C/s).

Câu 6. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện

B. sinh công trong mạch điện

C. tạo ra điện tích dương trong một giây

D. dự trữ điện tích của nguồn điện

Đáp án: A

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện:

Câu 7. Hai điện cực kim loại trong pin điện hoá phải

A. Có cùng kích thước

B. Là hai kim loại khác nhau về bản chất hoá học

C. Có cùng khối lượng

D. Có cùng bản chất

Đáp án: B

Pin là nguồn điện hóa học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân. Hai điện cực đó là hai vật dẫn khác chất.

Câu 8. Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch

A. Muối     B. Axit

C. Bazơ     D. Một trong các dung dịch trên

Đáp án: D

Pin là nguồn điện hóa học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân Và muối, axit, bazơ đều là dung dịch chất điện phân.

Câu 9. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ

A. Cơ năng thành điện năng     B. Nội năng thành điện năng

C. Hoá năng thành điện năng     D. Quan năng thành điện năng

Đáp án: C

Trong nguồn điện hóa học (pin, ắc quy) có sự chuyển hóa từ hóa năng thành điện năng.

Câu 10. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

A. 6V     B. 96V     C. 12V     D. 9,6V

Đáp án: A

Suất điện động của nguồn là:

Trắc nghiệm Điện năng, Công suất điện cực hay có đáp án

Câu 1. Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?

A. Quạt điện

B. Ấm điện

C. Acquy đang nạp điện

D. Bình điện phân

Đáp án: B

Câu 2. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:

A. P = RI2

B. P= UI2

D. P= R2I

Đáp án: D

Công suất tỏa nhiệt P trên điện trở khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian:

Câu 3. Trên một bóng đèn có ghi: 3V-3W, điện trở của bóng đèn là:

A. 9Ω

B. 3Ω

C. 6Ω

D. 12Ω

Đáp án: B

Bóng đèn có ghi: 3V-3W. Suy ra Pđm = 3W và Uđm = 3V Điện trở của đèn:

Câu 4. Một bóng đèn có ghi: 6V-3W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là:Một bóng đèn có ghi: 6V-3W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là:

A. 3A

B. 6A

C. 0,5A

D. 18A

Đáp án: C

Bóng đèn có ghi: 6V-3W. Suy ra Pđm = 3W và Uđm = 6V Điện trở của đèn:

Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là:

Câu 5. Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: P1 và P2 với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ:

A. I1 < I2 và R1 > R2

B. I1 > I2 và R1 > R2

C. I1 < I2 và R1 < R2

D. I1 > I2 và R1 < R2

Đáp án: A

Câu 6. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường 2A chạy qua trong 1 giờ là

A. 12J

B. 43200J

C. 10800J

D. 1200J

Đáp án: B

Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường độ I = 2A chạy qua trong thời gian t = 1 giờ = 3600s là: A = U.I.t = 6.2.3600 = 43200 J.

Câu 7. Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?

B. P = E.I

Đáp án: B

Công và công suất của nguồn điện: A = E.I.t; P = E.I.

Câu 8. Khi nối hai cực của nguồn điện với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian một phút là 720J. Công suất của nguồn điện bằng:

A. 4,2W

B. 12W

C. 1,2W

D. 42W

Đáp án: B

Công suất của nguồn điện bằng:

Câu 9. Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Biết công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau. Tỉ số giữa điện trở của các bóng đèn bằng

Đáp án: C

Câu 10. Một ấm điện có ghi 120V – 480W, người ta sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế 120V để đun nước. Điện trở của ấm và cường độ dòng điện qua ấm bằn

A. 30Ω; 4A

B. 0,25Ω; 4A

C. 30Ω; 0,4A

D. 0,25Ω; 0,4A

Đáp án: A

Một ấm điện có ghi 120V – 480W, suy ra Uđm = 120V; Pđm = 480W.

Khi sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế U = 120V để đun nước thì cường độ dòng điện qua ấm là:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 897

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống