Chương 4: Lá

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 4 (có đáp án – Đề số 1)

Câu 1. Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất ?

A. Sen      B. Nong tằm

C.       D. Vàng tâm

Đáp án: B

Giải thích: Cây nong tằm có lá rất lớn hình tròn, mép lá cong lên, nổi trên mặt nước, một em bé khoảng 2 – 3 tuổi có thể đứng lên trên mà không bị chìm – Em có biết? SGK trang 64

Câu 2. Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu ?

A. 1 kiểu      B. 2 kiểu

C. 4 kiểu      D. 3 kiểu

Đáp án: D

Giải thích: Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng – Hình 19.5 SGK trang 63.

Câu 3. Điều nào sau đây chứng tỏ lá cây rất đa dạng ?

1. Phiến lá với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau

2. Có 3 kiểu gân lá : gân hình mạng, gân song song, gân hình cung

3. Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành : mọc đối, mọc cách, mọc vòng

4. Có 2 kiểu lá : lá đơn, lá kép.

A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3, 4

C. 1, 2, 3

D. 2, 3, 4

Đáp án: B

Giải thích: lá cây rất đa dạng – Ghi nhớ SGK trang 64

Câu 4. Cây nào dưới đây không có lá kép ?

A. Cây hoa hồng

B. Cây rau ngót

C. Cây phượng vĩ

D. Cây súng

Đáp án: D

Giải thích:

+ Lá kép: cây hoa hồng, cây rau ngót, cây phượng vĩ.

+ Lá đơn: cây súng

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Mỗi cuống mang một hoặc hai phiến

C. Cuống và phiến rụng không cùng lúc

D. Cuống nằm ngay dưới chồi nách

Đáp án: D

Giải thích: Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc. VD: lá mồng tơi, lá dâu…

Câu 6. Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu ?

A. 5 tế bào

B. 4 tế bào

C. 3 tế bào

D. 2 tế bào

Đáp án: D

Giải thích: Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu – Hình 20.3 SGK trang 65.

Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở lá cây, … là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

A. lỗ khí      B. biểu bì

C. lục lạp      D. gân lá

Đáp án: C

Giải thích: Ở tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây – SGK trang 66

Câu 8. Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở

A. mặt trên của lá.

B. mặt dưới của lá.

C. gân lá.

D. phần thịt lá.

Đáp án: B

Giải thích: Trên biểu bì có những lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt dưới, mặt trên hầu như không có hoặc rất ít.

Câu 9. Chức năng chủ yếu của gân lá là gì ?

A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá

B. Bảo vệ, che chở cho lá

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển các chất

Đáp án: D

Giải thích: Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất – SGK trang 66, 67.

Câu 10. Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp.

B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp

C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp

D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp

Đáp án: B

Giải thích: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có các tế bào có vách mỏng, xếp sít nhau, có nhiều lục lạp – SGK trang 66.

Câu 11. Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật ?

A. Khí cacbônic      B. Khí ôxi

C. T      D. Vitamin

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật là khí cacbônic, nước, ánh sáng.

Câu 12. Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì ?

A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm

B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt

C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.

D. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.

Đáp án: D

Giải thích: Thí nghiệm: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột – SGK trang 69.

Câu 13. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.

C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.

Đáp án: B

Giải thích: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu. Vì rêu sẽ thải khí ôxi trong quá trình quang hợp, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.

Câu 14. Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng

C. Tưới tiêu hợp lý

D. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc)

Đáp án: A

Giải thích: Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần trông cây ở nơi có ánh sáng, bón phân và tưới tiêu hợp lí.

Câu 15. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Từ tinh bột cùng …, lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.

A. muối khoáng      B. nước

C. ôxi      D. vitamin

Đáp án: A

Giải thích: Từ tinh bột cùng muối khoáng, lá cây còn chế tạo được nhiều chất hữu cơ khác cần thiết cho cây – Ghi nhớ – SGK trang 72.

Câu 16. Cây nào dưới đây là cây ưa sáng ?

A. Diếp cá      B. Chua me

C. Bạch đàn      D. Lá lốt

Đáp án: C

Giải thích: Cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông, xà cừ, lúa, ngô, khoai…

Câu 17. Cây nào dưới đây thường sống dưới bóng các cây khác ?

A. Lúa      B. Lê gai

C. Phi lao      D. Rau má

Đáp án: D

Giải thích: Những cây ưa bóng râm, hay dưới tán cây khác là các cây ưa bóng: lá lốt, rau má…

Câu 18. Trong cơ thể thực vật, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất về khối lượng ?

A. Nước      B. Muối khoáng

C. Tinh bột      D. Vitamin

Đáp án: A

Giải thích: Trong cơ thể thực vật, nước chiếm nhiều nhất trong cây, là nguyên liệu cần cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển các chất trong cây và tham gia điều hòa nhiệt độ của cây.

Câu 19. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu ?

A. 10-15oC

B. 20-30oC

C. 30-40oC

D. 25-40oC

Đáp án: B

Giải thích: Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 300C – SGK trang 75.

Câu 20. Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày ?

A. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây.

B. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận.

C. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: B

Giải thích: Trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày vì sẽ làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém do hạn hẹp về nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng.

Câu 21. Ở đối tượng nào dưới đây, hoạt động hô hấp diễn ra mạnh mẽ nhất ?

A. Quả chín

B. Hoa đang nở

C. Rễ cây bị ngập nước

D. Củ bị thối rữa

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động hô hấp diễn ra mạnh mẽ nhất khi quả chín vì ở giai đoạn này, cây hô hấp rất mạnh tạo ra etylen. Chất này tạo quả chín ở cây.

Câu 22. Sản phẩm của quá trình quang hợp bao gồm :

A. khí cacbônic, hơi nước và năng lượng.

B. khí cacbônic, tinh bột và năng lượng.

C. khí ôxi, hơi nước và năng lượng.

D. khí ôxi, tinh bột và hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cácbônic + Hơi nước

SGK trang 78

Câu 23. Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật chính là nguyên liệu của quá trình

A. sinh sản.      B. cảm ứng.

C. thoát hơi nước.      D. quang hợp.

Đáp án: D

Giải thích: Sản phẩm của quá trình hô hấp chính là nguyên liệu của quá trình quang hợp:

Sơ đồ hô hấp: Chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cácbônic + Hơi nước

Sơ đồ quang hợp: Ánh sáng + Khí cácbônic + Hơi nước + Chất diệp lục (của cây) → Chất hữu cơ + Khí ôxi.

Câu 24. Vì sao chúng ta không nên đặt nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?

A. Vì hô hấp ở thực vật sẽ sản sinh ra nhiều khí CO, gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

B. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều nước khiến độ ẩm không khí tăng cao, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.

C. Vì hô hấp ở thực vật sẽ hút khí ôxi, thải khí cacbônic, khiến chúng ta bị ngạt khi ngủ, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: C

Giải thích: Chúng ta không nên đặt nhiều cây xanh và hoa trong phòng ngủ vì khi cây hô hấp sẽ lấy khí ôxi và thải ra khí cácbônic khiến chúng ta bị thiếu khí để thở gây ngạt thở và dẫn đến đột quỵ, tử vong.

Câu 25. Chất nào dưới đây là nguyên liệu hô hấp ở thực vật ?

A. Chất hữu cơ      B. Khí cacbônic

C. Ion khoáng      D. Nước

Đáp án: A

Giải thích: Sản phẩm của quá trình hô hấp chính là nguyên liệu của quá trình quang hợp:

Sơ đồ hô hấp: Chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cácbônic + Hơi nước

Sơ đồ quang hợp: Ánh sáng + Khí cácbônic + Hơi nước + Chất diệp lục (của cây) → Chất hữu cơ + Khí ôxi.

Câu 26. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng

A. ra hoa, tạo quả.

B. thoát hơi nước qua lá.

C. hô hấp ở rễ.

D. quang hợp ở lá.

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn nước do rễ hút vào và thoát hơi nước qua lá nhờ các lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.

Câu 27. Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là

A. 55 000 tỉ tấn.

B. 45 000 tỉ tấn.

C. 75 000 tỉ tấn.

D. 95 000 tỉ tấn.

Đáp án: A

Giải thích: Em có biết? SGK trang 82

Câu 28. Thoát hơi nước ở lá có vai trò nào dưới đây ?

A. Điều hoà không khí

B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời

C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Thoát hơi nước ở lá có vai trò: tạo sức hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá, làm cho lá được dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng, giúp điều hòa không khí… SGK trang 81

Câu 29. Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì ?

A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể

B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng

C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại

D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn

Đáp án: A

Giải thích: Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ khi: thời kì khô hạn, nắng nóng và gió mạnh. Vì vậy, cần phải tưới nước đủ cho cây nhất vào các thời kì này.

Câu 30. Củ nào dưới đây thực chất được tạo thành do sự phình to của bẹ lá ?

A. Củ đậu      B. Củ hành

C. Củ su hào      D. Củ chuối

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn nước do rễ hút vào và thoát hơi nước qua lá nhờ các lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Vì vậy, khi di chuyển, trồng cây ở nơi khác cần tỉa bớt lá để giúp cây tránh bị mất nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1028

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống