Chương 9: Vai trò của thực vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 9

Câu 1. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?

A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy

B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước

C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: thực vật cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, vận tốc dòng chảy thực vật làm dịu mát môi trường xung quanh và giảm thiểu thiên tai – SGK 148

Câu 2. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?

A. Tràm      B. Mồng tơi

C. Lá ngón      D. Chuối

Đáp án: A

giải thích: một số loài cây như bạch đàn, thông, tràm… có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh – SGK 147

Câu 3. Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu ?

A. Tốc độ gió mạnh hơn

B. Độ ẩm thấp hơn

C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: so với ngoài chỗ trống trải, thì trong rừng có ánh sáng yếu hơn, nhiệt độ mát hơn, độ ẩm cao hơn và gió yếu hơn – SGK 147

Câu 4. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ?

A. Trao đổi khoáng

B. Hô hấp

C. Quang hợp

D. Thoát hơi nước

Đáp án: C

giải thích: trong quá trình quang hợp, thực vất lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi bổ sung vào khí oxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu – SGK 148

Câu 5. Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng

A. 110 – 130 tấn ôxi.

B. 16 – 30 tấn ôxi.

C. 46 – 60 tấn ôxi.

D. 1 – 5 tấn ôxi.

Đáp án: B

giải thích: mỗi năm 1 ha rừng nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi – SGK 148

Câu 6. Thực vật góp phần làm giảm thiểu môi trường nhờ khả năng nào dưới đây ?

A. Hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi

B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…)

C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: thực vật hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi thông qua túa trình quang hợp. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…). Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí. Qua đó giúp giảm thiểu ô nhiểm môi trường – SGK 147

Câu 7. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. ngừng sản xuất công nghiệp.

B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.

C. trồng cây gây rừng.

D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi.

Đáp án: C

giải thích: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là trồng cây gây rừng

Câu 8. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước ?

A. Rễ      B. Hoa

C. Lá      D. Thân

Đáp án: A

giải thích: rễ cây có vai trò giữ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán – SGK 151

Câu 9. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát ?

A. Xà cừ      B. Xương rồng

C. Phi lao      D. Lim

Đáp án: C

giải thích: Phi lao thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát

Câu 10. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào ?

A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.

C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: D

giải thích: thực vật có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra,sau đó được rễ cây giữ lạ 1 phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm…- SGK 149+151

Câu 11. Thực vật có vai trò nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Điều hoà khí hậu

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

D. Giữ đất, chống xói mòn

Đáp án: A

giải thích: thực vật có vai trò điều hoà khí hậu, giữ đất chống xói mòn, hạn chết ngập lụt, hạn hán – SGK 150+ 151

Câu 12. Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt.

C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt.

D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt.

Đáp án: D

giải thích: ở những nơi k có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng song, suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt; mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán – SGK 150

Câu 13. Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán ?

A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.

B. Cả C và D.

C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.

D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.

Đáp án: B

giải thích: những nơi trống trải thường xẩy ra hạn hán vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước và nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật – SGK 150

Câu 14. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người ?

A. Nước ngầm

B. Nước biển

C. Nước bề mặt

D. Nước bốc hơi

Đáp án: A

giải thích: nguồn nước đóng vai trò chư yếu trong đời sống sinh hoạt của con người là nguồn nước ngọt – nước ngầm

Câu 15. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ?

A. Mướp đắng      B. Thuốc lá

C. Rau ngót      D. Lúa nước

Đáp án: B

giải thích: thuốc lá là cây công nghiệp, lá được chế biến làm thuốc hút – SGK 155

Câu 16. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ?

A. Sen      B. Cần sa

C. Mít      D. Dừa

Đáp án: A

giải thích: hạt sen vừa được dùng để ăn vừa có thể chế biến 1 số loại thuốc, hoa sen được trồng và làm cảnh ở các ao hồ…

Câu 17. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ?

A. Hêrôin      B. Nicôtin

C. Côcain      D. Solanin

Đáp án: B

giải thích: Nicotin là chất độc chưa trong thuốc lá, nó dùng để chế thuốc trừ sâu và khi thấm vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi – SGK 155

Câu 18. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ?

A. Họ Cúc      B. Họ Lúa

C. Họ Dừa      D. Họ Bầu bí

Đáp án: A

giải thích: họ cúc, họ lan thường có nhiều cây làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp – Em có biết? SGK 156

Câu 19. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ?

A. Tảo      B. Rêu

C. Dương xỉ      D. Thông

Đáp án: A

giải thích: Một số tảo ở nước sinh sản quá nhanh – gọi là hiện tượng “nở hoa” – sau khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc các động vật sống trong nước – SGK 153

Câu 20. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ?

A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp

C. Tất cả các phương án đưa ra

D. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật

Đáp án: C

giải thích: thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật, nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp, nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật – SGK 153+154

Câu 21. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ?

A. Số lượng các loài

B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài

C. Môi trường sống của mỗi loài

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng – SGK 157

Câu 22. Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch ?

A. Khoảng trên 12 000 loài

B. Khoảng gần 10 000 loài

C. Khoảng gần 15 000 loài

D. Khoảng trên 20 000 loài

Đáp án: A

giải thích: ở nước ta số lượng các loài thực vật có mạch (quyết, hạt trần,hạt kín) có tới trên 12000 loài – SGK 157

Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

A. Do tác động của bão từ

B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người

D.Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: C

giải thích: nguyên nhân chủ yếu gây giảm tính đa dạng của thực vật do sự khai thác quá mức để phục vụ đời sống của con người – SGK 157

Câu 24. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ?

A. Xà cừ       B. Bạch đàn

C. Tam thất      D. Trầu không

Đáp án: C

giải thích: các cây được xếp vào thực vật quý hiếm: cây trắc, cây gụ, cây tam thất… – SGK 158

Câu 25. Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc ?

A. Hoa sữa

B. Sâm Ngọc Linh

C. Thông thiên

D. Ngô đồng

Đáp án: B

giải thích: cây sâm ngọc linh là một loại nhân sâm cực kì quý hiếm và được dùng để làm thuốc. sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan

Câu 26. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?

1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.

3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Đáp án: D

giải thích: các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. – SGK 158+159

Câu 27. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ?

A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao

B. Lim, sến, táu, bạch đàn

C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai

D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh

Đáp án: C

giải thích: các loại thực vật quý hiếm ví dụ như: Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai…- Em có biết? SGK 159

Câu 28. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ?

A. Tam Đảo      B. Cát Tiên

C. Ba Vì      D. Cúc Phương

Đáp án: B

giải thích: Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới

Câu 29. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.

A. 500      B. 200

C. 300      D. 100

Đáp án: C

giải thích: các nhà thực vật học nước ta đã thống kê trên 300 loài thực vật quý hiếm ỏ Việt Nam – SGK 158

Câu 30. Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây ?

A. Cầm máu, trị thổ huyết

B. Tăng cường sinh lực

C. Bổ máu, tăng hồng cầu

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: củ cây tam thất có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu, tăng lực, chữa cầm mấu, thổ huyết và nhiều bệnh khác.. – SGK 158

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống