Bộ Đề Thi Lịch Sử Lớp 11 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1. Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

    A. phe Liên minh.

   B. phe Hiệp ước.

   C. phe Trục.

   D. phe Đồng minh.

Câu 2. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

   A. Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

   C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

   D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 3. Hành động của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ngay sau khi hình thành liên minh là gì?

   A. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.

   B. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.

   C. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.

   D. Tấn công Liên Xô, phát động chiến tranh thế giới.

Câu 4. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

   A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

   B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

   C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

   D. ngăn chặn Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

Câu 5. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?

   A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

   C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

   D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 6. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào?

   A. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu Cảng (tháng 12/1941).

   B. Nhật Bản đem quân xâm lược các nước Đông Dương (tháng 9/1940).

   C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (tháng 8/1945).

   D. Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật Bản đóng tại Mãn Châu (tháng 8/1945).

Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2/1943) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

   A. Đánh bại hoàn toàn phát xít Đức.

   B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

   C. Buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.

   D. Quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ Liên Xô.

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

   A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

   B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

   C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

   D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Mãn Châu.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

   A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

   B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

   C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

   D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Câu 10. Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

   A. 1 nhận định.

   B. 2 nhận định.

   C. 3 nhận định.

   D. 4 nhận định.

Đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là

   A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

   B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

   C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

   D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

   A. Xu hướng tư sản.

   B. Xu hướng vô sản.

   C. Xu hướng cải cách.

   D. Xu hướng bạo động.

Câu 3. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

   A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919).

   B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).

   C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).

   D. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?

   A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

   C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

   D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 5. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

   A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

   B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

   C. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

   D. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

Câu 6. Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

   A. 1 nhận định.

   B. 2 nhận định.

   C. 3 nhận định.

   D. 4 nhận định.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 (4 điểm). Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 3

    * Nhân tố khách quan

   – Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân, đế quốc phương Tây (trừ Mĩ) suy yếu, khủng hoảng về kinh tế và mất ổn định về chính trị.

   => Tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh. 0.5

   – Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

   => Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập. 0.5

   – Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:

   + Cao trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ trong những năm 1918 – 1923, mà đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước cộng hòa Xô viết ở Đức, Hung-ga-ri,…

   + Sự ra đời và hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản (1919).

   + Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia trên thế giới.

   => Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh; góp phần tích cực vào sự phát triển của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước, cách mạng của các nước Đông Nam Á. 1

   * Nhân tố chủ quan

   – Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc. 0.5

   + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu (dù là nước thắng trận hay là nước bại trận đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.

   + Để khắc phục hậu quả chiến tranh, các nước thực dân, đế quốc đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân trong nước và thực hiện khai thác, bóc lột nhân dân thuộc địa.

   => Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân, đế quốc phương Tây đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh. 0.5

Câu 2 Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới. 4

   a. Giống nhau

   – Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh. 0.5

   – Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của. 0.5

   + Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn hơn 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, đừng xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy; số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

   + Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

   – Mang tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa. 0.5

   + Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + Chiến tranh thế giới thứ hai: giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa; từ tháng 9/1941, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

   – Sau chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập. 0.5

   + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được hình thành.

   + Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    b. Khác nhau

   – Phe tham chiến: 0.5

   + CTTG thứ nhất: phe Liên Minh – phe Hiệp ước

   + CTTG thứ hai: phe phát xít – phe Đồng minh

   – Thành phần các nước tham chiến: 0.5

   + CTTG thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa

   + CTTG thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)

   – Phạm vi, quy mô 0.5

   + CTTG thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

   + CTTG thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia; Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

   – Tính chất 0.5

   + CTTG thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + CTTG thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

   A. Hương Khê.

   B. Yên Thế.

   C. Yên Bái.

   D. Thái Nguyên.

Câu 2. Mục đích chính của thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy” (từ cuối năm 1872) ở Bắc Kì nhằm

   A. ép triều đình Huế cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán.

   B. gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

   C. gây rối trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc Kì dẹp loạn rồi xâm lược.

   D. phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ.

Câu 3. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi

   A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

   B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

   C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

   D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

Câu 4. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?

   A. Mang tính tự phát.

   B. Mang tính tự giác.

   C. Chuyển dần sang tự giác.

   D. Bước đầu chuyển sang tự giác.

Câu 5. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

   A. ở mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.

   B. không bị chi phối của chiếu Cần vương.

   C. hình thức, phương pháp đấu tranh.

   D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.

Câu 6. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã

   A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.

   B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.

   C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.

   D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

Phần II. tự luận (7 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Câu 2 (3 điểm). Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. 4

   * Triều đình nhà Nguyễn từ chối con đường cải cách, canh tân đất nước

   – Nửa sau thế kỉ XIX, nhiều nước phương Tây tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước phương Tây đẩy mạnh thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược. 0.25

   – Đến giữa thế kỉ XIX, giống như nhiều quốc gia phương Đông khác, Việt Nam cũng phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây. Tình hình trên đặt nhà Nguyễn đứng trước hai sự lựa chọn:

   + Tiến hành cải cách, canh tân đất nước để bảo vệ, giữ vững nền độc lập (theo gương của Nhật Bản,…).

   + Bảo thủ, thi hành các chính sách cai trị cũ. 0.5

   – Từ nửa cuối thế kỉ XIX, trước vận nước nguy nan, nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,… đã đề xuất cải cách, canh tân đất nước, mong đất nước giàu mạnh, thoát khỏi họa xâm lăng. 0.25

   – Triều đình nhà Nguyễn đã khước từ các đề nghị cải cách, canh tân mà ngược lại, nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện các chính sách cai trị nội trị, ngoại giao lạc hậu, khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

   => Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội có thể cứu nguy cho đất nước khỏi họa xâm lăng. 0.25

   * Trong quá trình chiến đấu chống xâm lược, nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

   – Ngay khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực phối hợp cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp (điều này được thể hiện rõ nét qua chiến sự ở Đà Nẵng). Tuy nhiên, thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để. 0.25

   – Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao:

   + Về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam. 0.5

   + Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình. 0.5

   – Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí, kĩ thuật của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình. 0.25

   – Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết với Pháp các hiệp ước đàu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. 0.5v

   * Bên cạnh phái chủ hòa, một bộ phận quan lại triều đình vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến

   – Trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược, vẫn có nhiều quan lại của triều đình, thậm chí cả các vua, như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, vua Duy Tân,… vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ là những anh hùng dân tộc mà nhân dân Việt Nam đời đời kính trọng. 0.5

   Kết luận: Việc để Việt Nam rơi vào tay Pháp, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn. 0.25

Câu 2 Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 3

   * Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam

   – Hành động xâm lược rồi đặt ách cai trị của thực dân Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và quyền lợi dân tộc của Việt Nam, đồng thời xô đẩy nhân dân Việt Nam vào tình cảnh đói khổ, bần cùng. Do đó, độc lập và tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. 0.25

   – Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. Hoàn cảnh đó đặt ra cho mọi người Việt Nam yêu nước phải đấu tranh giải phóng dân tộc. 0.5

   * Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới

   – Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại. 0.5

   – Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp thu trào lưu tư tưởng mới và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thành công. 0.5

   => Thất bại của các phong trào yêu nước ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã khiến sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới. 0.25

   * Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

   – Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một ra đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một vùng đất có truyền thống đấu tranh quật khởi. Sinh ra và lớn lên trog bối cảnh nước mất nhà tan; các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam đều lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Tất cả các yếu tố về gia đình, quê hương, thời cuộc đã sớm hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đồng bào. 0.5

   – Do sớm được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, lại nhận thức được những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước (Phan Bộ Châu, Phan Châu Trinh,…), nên Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang các nước phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác, rồi trở về giúp đồng bào mình.

   => Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), ra đi tìm đường cứu nước. 0.5

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1010

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống