Bộ Đề Thi Ngữ Văn Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

  Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những tư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng, sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiệm” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.

  Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…

Nguồn Internet

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao? (0,75đ)

Câu 4: Theo em thông điệp gợi ra tử ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt là gì? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 đ)

Tử văn bản trong phần Đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: ”Văn hóa chỉ trích của người Việt”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2017)

Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Guộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu (SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.

—————-HẾT————

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)

1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm).

4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN  (7 điểm)

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như há

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bẳn?

3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ tình cảm, thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trần Lê Văn nhận xét: “Tây Tiến phảng phất những nét buồn nét đau, xong buồn đau mà không bi lụy, trái lại rất bi tráng bi hùng”. Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12)

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 đ):

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

 Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

                    (Trích Lăng kính tâm hồn – Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

   Phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

  Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

        Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

        Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ…, cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng…Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: “Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều”!

        …Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt – BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng “Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác”.

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: “Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều”?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng thế nào trong xã hội? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

           

                                                                    …………………………..HẾT…………………………

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…

(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,trong Những câu chuyện về người thầy)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)

Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)

Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố… (1,0 điểm) (thông hiểu)

Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)

II/ LÀM VĂN: (7,0 điểm) (ID: )

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                        Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa…”

                                                                        mẹ thường hay kể.

                        Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

                        Tóc mẹ thì bới sau đầu

                        Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

                        Cái kèo, cái cột thành tên

                        Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

                        Đất Nước có từ ngày đó ….”

(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đso rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng. PHẢI luôn nỗ lực. PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể.

     Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”.

(Cúc T,Sống như bạn đang ở sân bay,NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vần đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm)

Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi” Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn trình bày suy ghĩ về ý kiến “Từ bỏ cũng là một lựa chọn.”

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

                                                                             Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giấu kín trong tim không dám nói.
 Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

(Tổ quốc bắt đầu từ đâu?), M.L.Matusovski- Thái Bá Tân dịch – )

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Tích dẫn ba câu thơ có xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.

Câu 2 (1.0 điểm). Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà tthời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị về những điều gì?

Câu 3 (0.75 điểm). Dựa vào bài thơ của M.L. Matusovski, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tô quốc bắt đầu từ đâu?”

Câu 4 (0.75 điểm). Điểm gặp giữ và khác biệt trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ: “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L. Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quóc được bắt đầu/Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung bài thơ trong hần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”

Câu 2 (5.0 điểm)

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay,

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

(Trích Việt Bắc,Tố Hữu,SGK Ngữ văn 12 tập một,NXBGD Việt Nam 2018,tr112)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh suýt mất mạng khi nhảy xuống sông cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu của con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói. Nếu như dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng nhảy xuống cứu nó lên. Chớ không thì làm sao tôi sống nổi với mình?”

     Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động dũng cảm, đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ. Vì chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào thanh thản.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn….. Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2016,)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Vì điều gì mà nhân vật anh cứu người?

Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Sống vì mình có phải lối sống ích kỉ?

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một)

 ——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:

Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.

Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.

[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.

(Billi P.S.Lim,Dám thất bại,Trần Hạo Nhiên dịch,Nxb Trẻ,tr.32-33,2012)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) (ID: ) (vận dụng cao)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người.

Câu 2. (5.0 điểm) 

Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam,)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

  Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:

“Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. 

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. 

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài. 

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”

(Trích Thư gửi cô ngày tri ân,http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?

“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương.

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 – 156)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau:

“Nếu bạn không thể là con cá lớn,

thì hãy là một chú cá pecca;

Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!

Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng,

Vậy hãy là thủy thủ,

Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này.

Có những việc lớn và những việc không lớn bằng

Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

Nếu bạn không thể là một con đường lớn,

Vậy hãy là một con đường mòn;

Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao;

Lớn hay nhỏ – điều đó không làm nên thắng bại.

Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

(Theo Douglas Malloch,Quẳng gánh lo đi và vui sống,Dale Carnegie,NXB Trẻ.)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)

Câu 2. Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì? (thông hiểu)

Câu 3. Hãy rút ra ý nghĩa lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn” thì hãy là “chú cá pecca sống động nhất trong hồ”. (thông hiểu)

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? 

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Câu 1 (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Tuổi trẻ cần sống khác biệt.

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)  

Câu 2 (6.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh,Ngữ văn 12,tập một,NXB Giáo dục Việt Nam)

 

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Nhiều trường hợp, sự chủ động rất quan trọng.Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.

Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua.

Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công.

Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi.

(Vân Anh – https://petrotimes.vn/hay-tu-…….-cua-chinh-minh-554998.html/)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ làm gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở

——————–HẾT——————–

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 “…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

(Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,Nxb Hội nhà văn,2017,trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng hoàng và băn khoăn rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng… hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một nạn nhân xấu số của một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu là tôi, bạn sẽ nghĩ sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?… Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình – nơi vốn bình yên và đầy yêu thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về… đều là “những điều trông thấy” làm ta “đau đớn lòng”. Ngay một việc một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính mình… Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người đến trái tim của toàn xã hội…

(Theo Bài tập Ngữ văn 12,tr.65-66,NXBGDVN – 2011)

1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

3. Theo anh/chị những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”?

4. Thông điệp của tác giả qua câu “bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cây, bạn vui sướng còn người đi cùng cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?…” có ý nghĩa gì đối với anh/chị? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm “một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình”. (vận dụng cao)

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản:

6 bài học từ U23 Việt Nam

1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.

2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.

3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.

4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.

5. Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.

6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.

(Theo nhanvanblog.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) (2.0 điểm) 

Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”

Câu 2: (7,0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008)

———————-Hết———————-

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 902

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống