Bộ Đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 1)

Phần I. Văn bản

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

    Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    Cục cục tác cục ta

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ.

(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

Đáp án và Thang điểm

Phần I. Văn bản

Câu 1: (1 điểm)

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Câu 2: (1 điểm)

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản. (0,5 điểm)

Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược]

– Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn (0,5 điểm)

Phần II. Tiếng Việt

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (cả một câu) trong nói hoặc viết. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần. (0,5 điểm)

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. (0,5 điểm)

Phần III. Tập làm văn

MB: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm. (1,5 điểm)

– Cảm xúc chung về đối tượng (Bà là người mà em yêu kính nhất)

b. Thân bài: (3 điểm)

– Miêu tả những nét tiêu biểu:

    + Tuổi tác

    + Mái tóc, gương mặt, đôi mắt, nụ cười.

– Bà rất yêu thương con cháu.

– Bà tần tảo đảm đang nuôi các con nên người.

– Giúp các con nuôi dạy cháu chăm ngoan.

– Thái độ của mọi người đối với bà:

    + Mọi người đều yêu quý và kính trọng bà.

– Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen) tính tình và phẩm chất của người ấy.

– Tình cảm của em đối với bà: Bà là chỗ dựa tin cậy của em.

– Em thường xin ý kiến bà trong mọi công việc.

– Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.

– Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và bà.

c. Kết bài: (1,5 điểm)

– Cảm nghĩ về bà

– Tài sản quý báu nhất mà bà để lại cho con cháu là nếp sống. Ấn tượng cảm xúc của em về bà.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.      B. Hoài Thanh.

C. Phạm Văn Đồng.      D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      B. Truyện ngắn

C. Hồi kí      D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm      B. Tự sự

C. Nghị luận      D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện      B. Luận cứ

C. Các kiểu lập luận      D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận      B. Ngợi ca

C. So sánh      D. Phê phán

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường

B. Biên bản đại hội Chi đội

C. Thuyết minh cho một bộ phim

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.

B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo

D. Nam bị cô giáo phê bình

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”?

Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 3: (5 điểm)

Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 2)

Câu 1: (3,0 điểm)

1.

a) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời kể của ai?

b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những sự việc (cuộc chia tay) nào?

c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắc gởi đến mỗi người điều gì?

2.

a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”.

b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”.

b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó.

Câu 3: (5,0 điểm)

Từ các văn bản “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà” trong sách Ngữ văn 7, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (3,0 điểm)

1.

a) Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”): nhân vật Thành – anh trai Thủy (1 điểm)

b) Có 4 cuộc chia tay được nêu trong văn bản: (1 điểm)

– Cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy

– Cuộc chia tay lớp học

– Cuộc chia tay của những con búp bê

– Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy

c) Tác giả muốn gửi gắm: (1 điểm)

– Tổ ấm gia đình vô cùng quan trọng

– Cần phải biết bảo vệ, vun đắp cho tổ ấm đó và không nên để trẻ phải gánh nỗi đau chia lìa

2.

a) – Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

b) Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

– Tác giả Hồ Chí Minh

– Sáng tác năm 1947 khi chúng ta đang trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông

Câu 2: (2,0 điểm)

Biện pháp tu từ: So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

→ Tiếng hát hiện lên sinh động, trong trẻo và có hồn

Biện pháp điệp ngữ: “chưa ngủ”

→ Thể hiện nỗi lòng của Hồ Chí Minh, trăn trở, âu lo cho vận mệnh dân tộc.

Câu 3: (5,0 điểm)

Trình bày rõ ràng mạch lạc, có đầy đủ 3 phần (0,5 điểm)

MB: (1 điểm)

– Giới thiệu được điểm chung từ các bài “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”: tình cảm gia đình, tình mẹ, tình bạn.

– Gợi nhắc suy nghĩ về tình cảm giữa người với người, đó là tình cảm thiêng liêng, đặc biệt trong lòng mỗi người, cần phải biết trân trọng.

TB: (2 điểm)

– Tình cảm yêu thương, thân mật của con người với con người

– Tình cảm gia đình, đặc biệt tình mẫu tử

– Tình cảm bạn bè chân thành, tha thiết

* Tình cảm thiêng liêng, chân thành của con người đi vào thơ ca một cách tự nhiên, gần gũi.

Suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống trong tình yêu thương của mọi người:

    + Kỉ niệm sâu sắc của bản thân thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè

    + Tình yêu thương, hành động của mọi người dành cho mình

    + Tình cảm nâng đỡ con người vượt qua khó khăn, gian khổ. Vun đắp cho con người những hành động, lời nói tốt đẹp, yêu thương

KB: (1 điểm)

Cảm nghĩ về tình cảm của con người. Bài học rút ra cho bản thân, luôn biết yêu thương mọi người, đặc biệt những người gần gũi với bản thân mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 3)

Câu 1: (2 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu………thì…………

Tuy………nhưng………

Câu 2: (2 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (0,5 điểm)

– Một số câu sử dụng cặp quan hệ từ.

b) Đặt câu

Nếu tôi cố gắng dậy sớm thì tôi có thể tập thể dục và giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. (0,5 điểm)

Tuy Nam còn nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà. (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a) Chép thuộc

– Phiên âm:

    Sàng tiền minh nguyệt quang

    Nghi thị địa thượng sương

    Cử đầu vọng minh nguyệt

    Đê đầu tư cố hương

– Dịch thơ:

    Đầu giường ánh trăng rọi,

    Ngỡ mặt đất phủ sương.

    Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

    Cúi đầu nhớ cố hương.

b) – Nội dung: Nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà thường trực trong lòng tác giả

– Nghệ thuật: Từ ngữ gợi cảm, hình ảnh chọn lọc, cảm nhận tinh tế

Câu 3: (6 điểm)

MB: Giới thiệu bài Cảnh khuya và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

TB:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ

– Hai câu thơ đầu miêu tả thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc

    + Âm thanh tiếng suối miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa → Sống động, có hồn

    + Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo… tạo nên bức tranh đêm rừng đẹp, huyền bí

– Tâm trạng của Hồ Chí Minh

    + Chưa ngủ vì cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc

    + Nỗi lòng lo lắng, trăn trở, hết lòng vì dân vì nước

KB

– Cảnh khuya là bài thơ tứ tuyệt đẹp, hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển, hiện đại thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn Bác

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tinh thần vì dân vì nước của Người

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 4)

Câu 1: (2 điểm)

a) Thế nào là đại từ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào?

b) Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?

– Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (ca dao)

– Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa (Nguyễn Khuyến)

Câu 2: (3 điểm)

a) Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” bằng lời văn của em khoảng 12 dòng.

b) Nêu ý nghĩa của văn bản trên.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quí.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể làm chủ ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

b) Đại từ “Ai” được dùng để hỏi.

Đại từ “bác” dùng để trỏ chung.

Câu 2: (3 điểm)

a) Tóm tắt

Bố mẹ Thành Thủy chia tay nhau nên hai anh em mỗi người một ngả: Thủy theo mẹ về quê, còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thủy đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến không muốn rời. Thành cảm thấy cô đơn, đau đớn trong cảnh ngộ của mình.

b) Văn bản đề cập tới 3 cuộc chia tay chính, cuộc chia tay của cha mẹ khiến cho những đứa trẻ hồn nhiên, vô tội phải hứng chịu nỗi đau chia cắt. Truyện đề cao thông điệp gìn giữ hạnh phúc gia đình, để những đứa trẻ được sống trong tình yêu thương đủ đầy của cả cha và mẹ.

Câu 3: (5 điểm)

MB: Giới thiệu thầy cô, tình cảm của em đối với thầy cô em quý mến (1 điểm)

TB: Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý (2 điểm)

    + Mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da…

– Thầy cô trong mắt em

    + Nêu kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với thầy cô

    + Những cử chỉ, hành động ân cần nào của thầy cô khiến em nhớ nhất

    + Tình cảm của em dành cho thầy cô

– Vai trò của thầy cô đối với lớp học

    + Thầy cô trong giờ học

    + Thầy cô ngoài giờ học

– Các thầy cô trong mối quan hệ với những người khác

KB: Khẳng định vai trò của người thầy cô trong cuộc sống, đặc biệt tình cảm yêu mến, biết ơn của bản thân dành cho thầy cô giáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 5)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.      B. Hoài Thanh.

C. Phạm Văn Đồng.      D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      B. Truyện ngắn

C. Hồi kí      D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm      B. Tự sự

C. Nghị luận      D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện      B. Luận cứ

C. Các kiểu lập luận      D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận      B. Ngợi ca

C. So sánh      D. Phê phán

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường

B. Biên bản đại hội Chi đội

C. Thuyết minh cho một bộ phim

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.

B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo

D. Nam bị cô giáo phê bình

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”?

Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 3: (5 điểm)

Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8
A B C D A B C D

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

– Giá trị nội dung văn bản “Sống chết mặc bay”

    + Giá trị hiện thực: Đối lập gay gắt cuộc sống của dân với cuộc sống sa hoa của bọn quan lại (1 điểm)

    + Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với người dân nghèo và sự căm phẫn trước thái độ của bọn quan vô lại.

– Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng tinh tế. (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

a, Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

    CN                                     VN

b, Bỗng, một bàn tay đập vào vai// khiến hắn giật mình.

        CN                                                              VN

Câu 3: (5 điểm)

Chứng minh câu tục ngữ

MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nêu nội dung câu tục ngữ biểu thị. (1 điểm)

TB: Giải thích câu tục ngữ (2,5 điểm)

– Nghĩa đen: một mảnh sắt to được mài nhỏ, mài nhỏ thành chiếc kim.

– Nghĩa bóng: chỉ lòng kiên trì của con người có thể làm nên kì tích, thành công.

Bàn luận vấn đề

– Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về tính kiên trì, sự chăm chỉ miệt mài theo đuổi mục tiêu

Bàn luận

– Câu tục ngữ như lời dạy bổ ích cho mỗi con người ta

– Câu tục ngữ thể hiện sự bền lòng vững chí của người có sự kiên nhẫn

Chứng minh:

Mọi việc khó khăn, nếu có quyết tâm và kiên trì thì đều đạt được thành quả

– Trong học tập

– Trong đời sống thường nhật

Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

KB: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, bài học rút ra cho bản thân (1 điểm)

Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục rõ ràng, luận điểm sắp xếp hợp lý (0,5 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 909

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống