Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Sinh học lớp 12, dưới đây là các Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 3). Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem Đề kiểm tra để tham khảo các Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 3) có đáp án và thang điểm.

Đề kiểm tra 15 phút (Trắc nghiệm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Điền vào câu sau: Các vật thể sống đang tồn tại trên Trái Đất là ….. (Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở), có cơ sở vật chất chủ yếu là …. (P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nucleic, PN: các đại phân tử prôtêin và axit nucleic) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích lũy thông tin di truyền.

A. Đ, PN

B. M, P

C. M, N

D. M, PN

Câu 2: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:

A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)

B. Oxy (O2) và nitơ (N2)

C. Xianôgen (C2N2)

D. Hơi nước (H2O)

Câu 3: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:

A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép

B. Tác động của các enzim và nhiệt độ

C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, …)

D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm.

Câu 4: Côaxecva là:

A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit lipit.

B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hiđrô).

C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.

D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.

Câu 5: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:

A. Bị cây hạt trần cạnh tranh

B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ

C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt

D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú

Câu 6: Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn:

A. Tiến hoá hoá học

B. Tiến hoá lí học

C. Tiến hoá tiền sinh học

D. Tiến hoá sinh học

Câu 7: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:

A. Các hoá thạch

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá

C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay

D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín

Câu 8: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

Câu 10: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ

A. hợp tác.

B. cạnh tranh.

C. hãm sinh(ức chế – cảm nhiễm).

D. kí sinh.

Đáp án và thang điểm

1 2 3 4 5
D B C D C
6 7 8 9 10
C B B B D

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1: Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật.

B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.

Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

D. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 3: Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là

A. nhiệt độ.

B. độ ẩm.

C. độ dài chiếu sáng.

D. trạng thái sinh lí của động vật.

Câu 4: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. tương đối ổn định.

C. luôn thay đổi.

D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Câu 5: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

Câu 6: Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ

A. hợp tác đơn giản.

B. cộng sinh.

C. hội sinh.

D. ức chế cảm nhiễm

Câu 7: Quần thể là một tập hợp cá thể

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 8: Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:

A. Prôtêin – lipit

B. Prôtêin – saccarit

C. Prôtêin – prôtêin

D. Prôtêin – axit nuclêôtit

Câu 9: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:

A. Các hoá thạch

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá

C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay

D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín

Câu 10: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở kỉ:

A. Tam điệp

B. Phấn trắng

C. Jura

D. Silua

Đáp án và thang điểm

1 2 3 4 5
C D C A D
6 7 8 9 10
A D D B C

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ

B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit

C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ

D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất

Câu 2: Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbec là:

A. Tỉ lệ các kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định.

B. Trong quần thể giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

C. Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định.

D. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.

Câu 3: Đại trung sinh gồm các kỉ:

A. Đêvôn, Jura, Cambri.

B. Than đá, Tam điệp, Pecmi

C. Phấn trắng, Than đá, Tam điệp.

D. Phấn trắng, Jura, Tam điệp.

Câu 4:

4. Ăn thịt đồng loại xảy ra chủ yếu do

A. tập tính của loài.

B. con non không được bố mẹ chăm sóc.

C. mật độ của quần thể tăng.

D. quá thiếu thức ăn.

Câu :

5. Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?

A. Rái cá trong hồ.

B. Ếch nhái ven hồ.

C. Ba ba ven sông.

D. Vi khuẩn lam trong hồ.

Câu 6: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. tương đối ổn định.

C. luôn thay đổi.

D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Câu 7: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. tương đối ổn định.

C. luôn thay đổi.

D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Lá có phiến dày, mô dậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

B. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô dậu, lá nằm ngang.

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

D. Lá cây xếp nằm nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây thể hiện hiệu quả nhóm?

A. Hổ, báo giành con mồi.

B. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.

C. Trùng roi sống trong ruột mối.

D. Cỏ dại, cạnh tranh thức ăn với cây trồng.

Câu 10: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật?

A. Loài ưu thế.

B. Loài đặc trưng.

C. Mật độ.

D. Độ đa dạng.

Đáp án và thang điểm

1 2 3 4 5
C B D D D
6 7 8 9 10
A A B B C

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 2: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động

A. không theo chu kì.

B. theo chu kì nhiều năm.

C. theo chu kì tuần trăng.

D. theo chu kì mùa.

Câu 3: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động

A. theo chu kì nhiều năm.

B. theo chu kì mùa.

C. theo chu kì tuần trăng.

D. không theo chu kì.

Câu 4: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?

A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.

B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.

C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.

D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.

Câu 5: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (2) và (3).

B. (2) và (4).

C. (1) và (4).

D. (1) và (3).

Câu 6: Quần thể sinh vật thường có xu hướng

A. tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng (số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường).

B. giảm số lượng cá thể và thu hẹp phạm vi phân bố.

C. cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể cùng loài khi nguồn thức ăn trong môi trường khan hiếm.

D. tăng số lượng cá thể và mở rộng phạm vi phân bố

Câu 7: Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sự sinh sản

B. Sự di truyền

C. Hoạt động điều hoà và xúc tác

D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn

Câu 8: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của ….. (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử ….. (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng ….. (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).

A. C, PN, T

B. N, H, S

C. P, P, V

D. C, N, T

Câu 9: Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:

A. Prôtêin – lipit

B. Prôtêin – saccarit

C. Prôtêin – prôtêin

D. Prôtêin – axit nuclêôtit

Câu 10: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

Đáp án và thang điểm

1 2 3 4 5
B D A C B
6 7 8 9 10
A C A D B

Đề kiểm tra 15 phút (Trắc nghiệm + Tự luận)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Thứ tự nào dưới đây của các đại là hợp lý:

A. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh

B. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh

C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh

D. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh

Câu 2: Côaxecva là:

A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit lipit

B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hidrô)

C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.

D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.

Câu 3: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:

A. Sự xuất hiện các enzim

B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic

C. Sự tạo thành các côaxecva

D. Sự hình thành màng

Câu 4: Những bò sát đầu tiên xuất hiện ở:

A. Kỉ Cambri

B. Kỉ Silua

C. Kỉ Than Đá

D. Kỉ Đêvôn

Câu 5: Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ

A. hợp tác.

B. cạnh tranh.

C. cộng sinh.

D. hội sinh.

Câu 6: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là

A. 2oC- 42oC.

B. 10oC- 42oC.

C. 5oC- 40oC.

D. 5,6oC- 42oC.

Câu 7: Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

Câu 8: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.

D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

B. Phần tự luận (6 điểm)

So sánh kích thước của kích thước cơ thể và kích thước các bộ phận tai, chi, đuôi… của loài gấu sống ở vùng hàn đới và nhiệt đới. Giải thích.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D D B C C D D A

B. Phần tự luận (6 điểm)

– Kích thước cơ thể của gấu sống ở vùng hàn đới lớn hơn nhiều so với gấu cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. (2 điểm)

Giải thích: quy tắc Becman về kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt. (1 điểm)

– Kích thước tai, đuôi, chi… của gấu sống ở vùng hàn đới nhỏ hơn nhiều so với gấu cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. (2 điểm)

Giải thích: quy tắc Anlen về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của động vật hằng nhiệt. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là:

A. ánh sáng.

B. nhiệt độ.

C. độ ẩm

D. gió.

Câu 2: Quy tắc về kích thước cơ thể còn gọi là gì?

A. Quy tắc Secman

B. Quy tắc Becman

C. Quy tắc Danlen

D. Quy tắc Anlen

Câu 3: Tỉ lệ giới tính là

A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể

B. tỉ lệ độ chênh lệch giới tính

C. tỉ lệ mức chênh lệch giới tính đực

D. tỉ lệ mức lệch giới tính cái

Câu 4: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:

A. dưới mức tối thiểu.

B. mức tối đa.

C. mức tối thiểu.

D. mức cân bằng

Câu 5: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:

A. Homo erectus và Homo sapiens

B. Homo habilis và Homo erectus

C. Homo neandectan và Homo sapiens

D. Homo habilis và Homo sapiens

Câu 6: Tế bào nhân sơ tổ tiên có cách đây

A. 670 triệu năm

B. 1,5 tỉ năm

C. 1,7 tỉ năm

D. 3,5 tỉ năm

Câu 7: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động

A. không theo chu kì.

B. theo chu kì nhiều năm.

C. theo chu kì tuần trăng.

D. theo chu kì mùa.

Câu 8: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch.

D. Bằng chứng tế bào học.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
A B A A D D D C

B. Phần tự luận (6 điểm)

– Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. (2 điểm)

– Ảnh hưởng của mật độ cá thể tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể:

+ Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường: mật độ cao ⇒ cạnh tranh nguồn sống gay gắt, mật độ thấp ⇒ giảm cạnh tranh. (2 điểm)

+ Khả năng sinh sản và tử vong của quần thể: mật độ thấp ⇒ tăng sinh sản, giảm tử vong, mật độ cao ⇒ giảm sinh sản, tăng tử vong. (2 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Số lượng cá thể của một quần thể trên một đơn vị thể tích hay diện tích được gọi là:

A. kích thước của quần thể

B. kiểu phân bố của quần thể

C. mật độ của quần thể

D. cấu trúc của quần thể

Câu 2: Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và cạnh tranh

B. Quần tụ và hỗ trợ

C. Cạnh tranh và ức chế

D. Hỗ trợ và đối kháng

Câu 3: Mối quan hệ giữa cá ép và cá lớn sống ở biển là quan hệ gì?

3

A. Cộng sinh

B. Hợp tác

C. Ức chế cảm nhiễm

D. Hội sinh

Câu 4: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:

A. Bị cây hạt trần cạnh tranh

B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ

C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt

D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú

Câu 5: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 6: Những con voi trong vườn bách thú là

A. quần thể.

B. tập hợp cá thể voi.

C. quần xã.

D. hệ sinh thái.

Câu 7: Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?

A. Loài đặc trưng

B. Loài thứ yếu

C. Loài chủ chốt

D. Loài đặc hữu

Câu 8: Kích thước của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
C A D C A B B C

B. Phần tự luận (6 điểm)

– Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. (1,5 điểm)

– Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian. (1,5 điểm)

– Mức độ xuất cư là số lượng cá thể rời bỏ quần thể đến sống ở quần thể lân cận hoặc đến nơi sống mới trong một đơn vị thời gian. (1,5 điểm)

– Mức độ nhập cư là số lượng cá thể nằm ngoài quần thể chuyển đến sống trong quần thể trong một đơn vị thời gian. (1,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:

A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép

B. Tác động của các enzim và nhiệt độ

C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, …)

D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm

Câu 2: Trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, sự hình thành cấu trúc màng từ các prôtêin và lipit có vai trò:

A. Phân biệt côaxecva với môi trường xung quanh

B. Thông qua màng, côaxecva thực hiện trao đổi chất với môi trường chung quanh

C. Chuyển côaxecva từ dạng sống chưa có tế bào thành cơ thể đơn bào

D. A và B đúng

Câu 3: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:

A. Các hoá thạch

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá

C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay

D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín

Câu 4: Đại Trung Sinh gồm các kỉ:

A. Cambri – Silua – Đêvôn

B. Tam điệp – Đêvôn – Phấn trắng

C. Tam điệp – Giura – Phấn trắng

D. Cambri – Silua – Đêvôn – Than đá – Pecmơ

Câu 5: Câu nào sai trong số các câu sau?

A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.

B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật.

C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh.

D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định.

Câu 6: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:

A. dưới mức tối thiểu.

B. mức tối đa.

C. mức tối thiểu.

D. mức cân bằng

Câu 7: Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.

B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.

C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.

D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.

Câu 8: Đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của một số thực vật là:

A. Tầng cutin rất mỏng

B. Lá mỏng

C. Rễ cây nông

D. Thân cây có nhiều tế bào chứa nước

B. Phần tự luận (6 điểm)

Quần thể là gì? Nêu tên các đặc trưng của quần thể.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
C D B C B A B D

B. Phần tự luận (6 điểm)

– Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong cùng không gian và thời gian xác định, có thể sinh sản để tạo ra cá thể mới. (3 điểm)

– Các đặc trưng của quần thể: kích thước quần thể, mật độ cá thể, thành phần nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính, phân bố cá thể trong không gian của quần thể. (3 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1155

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống