Bộ Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Sinh Học (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học

Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 : Ở người có bao nhiêu loại tế bào thụ cảm thị giác?

a. 2

b. 3

c. 5

d. 4

Câu 2 : Khi truyền máu, để tránh ngưng kết hồng cầu, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

a. Kháng thể trong huyết tương người cho phải phù hợp với kháng thể trong huyết tương của người nhận

b. Kháng nguyên trên hồng cầu của người cho phải phù hợp với kháng thể trong huyết tương của người nhận

c. Kháng thể trong huyết tương của người cho phải phù hợp với kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận

d. Kháng nguyên trên hồng cầu của người cho phải phù hợp với kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận

Câu 3 : Hoạt động của phân hệ đối giao cảm sẽ mang đến kết quả nào sau đây?

a. Dãn phế quản nhỏ

b. Co mạch máu da

c. Tăng lực và nhịp cơ tim

d. Tăng nhu động ruột

Câu 4 : Trong cấu tạo của tai người, cơ quan Coocti là một bộ phận đặc biệt nằm ở

a. màng bên.

b. màng nhĩ.

c. màng cơ sở.

d. màng tiền đình.

Câu 5 : Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

c. Mua đèn cầy (nến) dự phòng khi nghe đài báo bão

d. Dừng lại trước vạch kẻ khi nhìn thấy đèn đỏ ở ngã tư

Câu 6 : Thùy trước tuyến yên ở người không tiết ra hoocmôn nào dưới đây?

a. Kích tố tăng trưởng

b. Kích tố chống đái tháo nhạt

c. Kích tố thể vàng

d. Kích tố tuyến giáp

Câu 7 : Con người có bao nhiêu đôi xương sườn?

a. 24

b. 18

c. 12

d. 36

Câu 8 : Biện pháp tránh thai nào dưới đây không chỉ giúp ngừa thai mà còn ngăn ngừa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?

a. Tính ngày kinh

b. Đặt vòng tránh thai

c. Dùng thuốc tránh thai

d. Sử dụng bao cao su

Câu 9 : Trong mỗi chu kỳ tim (kéo dài 0,8 giây) ở người, tâm thất nghỉ ngơi (dãn) trong bao lâu?

a. 0,5 giây

b. 0,4 giây

c. 0,7 giây

d. 0,8 giây

Câu 10 : Loại bạch cầu nào tiết ra kháng thể?

a. Limphô B

b. Limphô T

c. Mônô

d. Ưa axit

Câu 11 : Một NST có trình tự gen là: MNPQRST. Sau đột biến, NST có trình tự gen: MNPQNPQRST. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?

a. Đảo đoạn NST

b. Lặp đoạn NST

c. Mất đoạn NST

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 12 : Phép lai nào dưới đây chắc chắn thu được đời con đồng tính?

a. AA x Aa

b. Aa x aa

c. AA x aa

d. Aa x Aa

Câu 13 : Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn và liên kết gen hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ Ab/ab ở đời con cao nhất?

a. Ab/Ab x AB/Ab

b. Ab/aB x Ab/aB

c. Ab/ab x Ab/ab

d. Ab/aB x Ab/ab

Câu 14 : Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng (các gen phân li độc lập). Khi cho lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 thu được toàn thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, hoa trắng ở F2. Hỏi xác suất thu được cả 3 cây đều thuần chủng là bao nhiêu?

a. 1/16

b. 1/8

c. 6/27

d. 1/27

Câu 15 : Một gen xảy ra đột biến điểm (liên quan đến một cặp nuc lêôtit). Sau đột biến, tổng số đơn phân trong gen không thay đổi. Gen đột biến tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần thì nhu cầu nuclêôtit loại T từ môi trường nội bào giảm đi 7 so với gen ban đầu. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?

a. Thay thế cặp G –X bằng cặp A – T

b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

c. Mất một cặp A – T

d. Mất một cặp G – X

Câu 16 : Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin?

a. ADN

b. mARN

c. tARN

d. Axit amin tự do

Câu 17 : Ở người, bệnh câm điếc bẩm sinh là do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen A quy định khả năng nghe, nói bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường (A và B) sinh ra một người con trai bình thường (C) và một người con gái bị câm điếc bẩm sinh (D). Người con trai (C) kết hôn cùng một người bình thường (E), có bố bị câm điếc bẩm sinh (F), họ sinh ra một người con bị câm điếc bẩm sinh (G) và một người con bình thường (H). Hỏi phát biểu nào sau đây về gia đình nói trên là đúng?

a. Khả năng sinh ra người con bình thường của cặp vợ chồng (C – E) là 50%

b. Chỉ có một người trong số những người đang xét không xác định được kiểu gen

c. Khả năng mang gen bệnh của (H) là 33,33%

d. Kiểu gen của (C) khác kiểu gen của (E)

Câu 18 : Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân có hoán vị gen sẽ cho tối đa mấy loại tinh trùng?

a. 1

b. 4

c. 3

d. 2

Câu 19 : Trong nguyên phân, ở giai đoạn nào các NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc?

a. Kì đầu

b. Kì sau

c. Kì giữa

d. Kì cuối

Câu 20 : Hai tế bào trứng khi thụ tinh cùng một triệu tinh trùng sẽ cho tối đa bao nhiêu hợp tử?

a. Một hợp tử

b. Ba hợp tử

c. Hai hợp tử

d. Một triệu hợp tử

Câu 21 : Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin thể hiện ở điều nào sau đây?

a. Số lượng axit amin mà nó hàm chứa

b. Thành phần và trình tự axit amin mà nó hàm chứa

c. Bậc cấu trúc trong không gian

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 22 : Sự kết hợp của hai giao tử (n + 1) có thể tạo ra

a. thể ba nhiễm.

b. thể bốn nhiễm.

c. thể một nhiễm kép.

d. thể không nhiễm.

Câu 23 : Khi nói về thường biến, nhận định nào dưới đây là sai?

a. Vô hướng, không thể dự đoán

b. Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen

c. Không di truyền được

d. Mang tính chất đồng loạt

Câu 24 : Dấu hiệu nào dưới đây chứng tỏ gen quy định bệnh là gen lặn?

a. Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh

b. Bố mẹ bị bệnh sinh con bình thường

c. Bố bình thường, mẹ bị bệnh sinh con bị bệnh

d. Mẹ bị bệnh, bố bình thường sinh con bình thường

Câu 25 : Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc bệnh Đao có

a. 3 NST X.

b. 1 NST X.

c. 3 NST số 21.

d. 1 NST số 21.

Câu 26 : Kĩ thuật gen được ứng dụng trong lĩnh vực nào sau đây?

a. Tạo động vật biến đổi gen

b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

c. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 27 : Tác nhân vật lý nào dưới đây chủ yếu dùng để gây đột biến gen?

a. Tia anpha

b. Tia tử ngoại

c. Tia X

d. Tia gamma

Câu 28 : Trong chọn giống, phương pháp nào dưới đây được dùng để tạo dòng thuần?

a. Tự thụ phấn

b. Lai xa kèm đa bội hóa

c. Gây đột biến nhân tạo

d. Dung hợp tế bào trần

Câu 29 : Mùa xuân hè có ngày dài hơn mùa đông và đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim. Điều này cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật?

a. Áp suất

b. Ánh sáng

c. Nhiệt độ

d. Độ ẩm

Câu 30 : Tập tính ngủ đông, ngủ hè của nhiều loài sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhân tố sinh thái nào?

a. Áp suất khí quyển

b. Nhiệt độ

c. Ánh sáng

d. Độ ẩm

Câu 31 : Hiện tượng cây tơ hồng vàng sống bám trên các loài thực vật khác phản ánh mối quan hệ

a. cộng sinh

b. cạnh tranh.

c. hội sinh.

d. kí sinh.

Câu 32 : Mật độ của sinh vật nào dưới đây không tính trên đơn vị thể tích?

a. Cá mè hoa

b. Lúa nước

c. Rong đuôi chó

d. Tảo lục

Câu 33 : Trong quần xã, loài đặc trưng là

a. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

b. loài đóng vai trò quan trọng nhất trong quần xã.

c. loài quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

d. loài có thể bắt gặp ở nhiều quần xã khác nhau.

Câu 34 : Sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

a. Thông

b. Thỏ

c. Giun đất

d. Bạch đàn

Câu 35 : Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật đứng liền sau và liền trước ếch đồng lần lượt có thể là

a. châu chấu và rắn.

b. cây cỏ và châu chấu.

c. bọ rùa và gấu trúc.

d. bọ rùa và châu chấu.

Câu 36 : Cây xanh thuộc nhóm

a. sinh vật sản xuất.

b. sinh vật tiêu thụ.

c. sinh vật sản xuất.

d. sinh vật dị dưỡng.

Câu 37 : Trong các hoạt động dưới đây của con người, hoạt động nào gây hủy hoại môi trường tự nhiên nặng nề nhất?

a. Chăn thả gia súc

b. Khai thác khoáng sản

c. Chiến tranh

d. Đốt rừng làm nương rẫy

Câu 38 : Hoạt động nào dưới đây gây ô nhiễm không khí?

a. Đun nấu trong gia đình

b. Sản xuất công nghiệp

c. Hoạt động giao thông vận tải

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 39 : Chúng ta rất dễ nhiễm sán lá gan nếu thường xuyên ăn

a. bánh nếp.

b. rau xào.

c. gỏi cá.

d. gá rán.

Câu 40 : Hệ sinh thái bao gồm

a. quần xã và các yếu tố hữu sinh.

b. quần thể và quần xã.

c. quần thể và sinh cảnh.

d. quần xã và sinh cảnh.

Đáp án và Hướng dẫn

Câu 1 : Đáp án a

Giải thích : 2 (tế bào hình que và tế bào hình nón)

Câu 2 : Đáp án b

Giải thích : Kháng nguyên trên hồng cầu của người cho phải phù hợp với kháng thể trong huyết tương của người nhận

Câu 3 : Đáp án d

Giải thích : Tăng nhu động ruột

Câu 4 : Đáp án c

Giải thích : màng cơ sở.

Câu 5 : Đáp án a

Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 6 : Đáp án b

Giải thích : Kích tố chống đái tháo nhạt (trữ ở thùy sau của tuyến yên)

Câu 7 : Đáp án c

Giải thích : 12

Câu 8 : Đáp án d

Giải thích : Sử dụng bao cao su

Câu 9 : Đáp án a

Giải thích : 0,5 giây

Câu 10 : Đáp án a

Giải thích : Limphô B

Câu 11 : Đáp án b

Giải thích : Lặp đoạn NST (lặp đoạn NPQ)

Câu 12 : Đáp án c

Giải thích : AA x aa (để đời con chắc chắn đồng tính thì chúng phải có kiểu gen giống hệt nhau. Trong các phép lai nêu trên, chỉ có phép lai AA x aa là thu được đời con 100% mang kiểu gen Aa. Ngoài 2 phép lai cho đời con phân tính rõ (Aa x Aa; Aa x aa) thì phép lai AA x Aa vẫn có thể cho đời con phân tính trong trường hợp trội lặn không hoàn toàn)

Câu 13 : Đáp án c

Giải thích : Ab/ab x Ab/ab (=2.1/2(Ab).1/2(ab)=1/2=50%)

Câu 14 : Đáp án d

Giải thích : 1/27

(Bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời con thu được toàn thân cao, hoa đỏ chứng tỏ F1 có kiểu gen AaBb, khi cho F1 tự thụ phấn, ta có:

F1: AaBb x AaBb

G: 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab

F2: 9A-B- : 3A-bb (1/3Aabb : 2/3 Aabb) : 3 aaB- (1/3aaBB : 2/3aaBb) : 1 aabb

Vậy khi lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, hoa trắng, xác suất lấy được 3 cây thân cao, hoa trắng thuần chủng (AAbb) ở F2 là: 1/3.1/3.1/3=1/27)

Câu 15 : Đáp án b

Giải thích : Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X (sau đột biến điểm mà số nu của gen không thay đổi chứng tỏ đã xảy ra đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác. Sau đột biến, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Gọi T là số nu loại T của gen ban đầu, T’ là số nu loại T của gen sau đột biến, ta có: T.(2^3-1) – 7 = T’.(2^3-1) hay 7T – 7 = 7T’ hay T – 1 = T’. Như vậy so với gen ban đầu, gen sau đột biến giảm đi 1 nu loại T chứng tỏ dạng đột biến đã xảy ra là đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X)

Câu 16 : Đáp án a

Giải thích : ADN

Câu 17 : Đáp án b

Giải thích : Chỉ có một người trong số những người đang xét không xác định được kiểu gen

(A – B bình thường (mang kiểu gen dạng A-) sinh ra D bị câm điếc bẩm sinh (mang kiểu gen aa) chứng tỏ A và B đều cho giao tử a và mang kiểu gen Aa. E bình thường (mang kiểu gen dạng A-) có bố (F) bị câm điếc bẩm sinh (mang kiểu gen aa) chứng tỏ E luôn mang alen a từ bố và E có kiểu gen Aa.

C bình thường (mang kiểu gen dạng A-) kết hôn với E (mang kiểu gen Aa) sinh ra G bị câm điếc bẩm sinh (mang kiểu gen aa) chứng tỏ C phải chứa alen a, mang kiểu gen Aa. Điểu này cũng có nghĩa là C và E có kiểu gen giống nhau.

H bình thường, có bố mẹ đều mang kiểu gen Aa chứng tỏ H mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 1/3AA : 2/3Aa. Vậy trong số những người đang xét, chỉ có H là không xác định được chính xác kiểu gen)

Câu 18 : Đáp án b

Giải thích : 4 (trong trường hợp có hoán vị gen về hai cặp gen dị hợp thì từ 1 tế bào sinh tinh tạo ra tối đa 4 loại tinh trùng tương ứng với 4 tinh trùng được sản sinh sau giảm phân)

Câu 19 : Đáp án c

Giải thích : Kì giữa

Câu 20 : Đáp án c

Giải thích : Hai hợp tử (mỗi hợp tử chỉ tạo thành từ sự kết hợp của một trứng và một tinh trùng)

Câu 21 : Đáp án d

Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 22 : Đáp án b

Giải thích : thể bốn nhiễm (2 giao tử (n + 1) đều thừa một NST và nếu đó là những NST cùng cặp tương đồng thì khi thụ tinh, chúng sẽ tạo nên hợp tử có bộ NST dạng 2n + 2 – thể bốn nhiễm)

Câu 23 : Đáp án a

Giải thích : Vô hướng, không thể dự đoán (đó là những biến đổi tương ứng với môi trường nên dựa vào sự thay đổi của môi trường có thể dự đoán trước hướng và quy mô của thường biến)

Câu 24 : Đáp án a

Giải thích : Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh (biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau)

Câu 25 : Đáp án c

Giải thích : 3 NST số 21.

Câu 26 : Đáp án d

Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 27 : Đáp án b

Giải thích : Tia tử ngoại

Câu 28 : Đáp án a

Giải thích : Tự thụ phấn

Câu 29 : Đáp án b

Giải thích : Ánh sáng

Câu 30 : Đáp án b

Giải thích : Nhiệt độ

Câu 31 : Đáp án d

Giải thích : kí sinh. (cây tơ hồng dùng giác mút hút chất dinh dưỡng từ cây chủ)

Câu 32 : Đáp án b

Giải thích : Lúa nước (trồng trên mặt đất nên tính theo đơn vị diện tích, những sinh vật sống trong nước hoặc không khí thì mật độ có thể được tính trên đơn vị thể tích)

Câu 33 : Đáp án a

Giải thích : loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

Câu 34 : Đáp án b

Giải thích : Thỏ (sinh vật tiêu thụ là sinh vật sử dụng sinh vật khác làm thức ăn)

Câu 35 : Đáp án a

Giải thích : châu chấu và rắn. (ếch đồng sử dụng châu chấu làm thức ăn và nó lại là thức ăn của rắn)

Câu 36 : Đáp án a

Giải thích : sinh vật sản xuất (tự tổng hợp các chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp)

Câu 37 : Đáp án c

Giải thích : Chiến tranh (quy mô và mức độ gây hại cực lớn, hủy hoại nghiêm trọng môi trường tự nhiên: ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, thoái hóa đất, làm mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của các loài sinh vật,….)

Câu 38 : Đáp án d

Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 39 : Đáp án c

Giải thích : gỏi cá (cá chưa chín nên còn tiềm ẩn ấu trùng, trứng sán)

Câu 40 : Đáp án d

Giải thích : quần xã và sinh cảnh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1098

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống