Chuyên đề: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật (phần 1)

Câu 1: Hình thức hô hấp nào dưới đây có ở cả động vật đơn bào và động vật đa bào ?

   A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

   B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

   C. Hô hấp bằng mang

   D. Hô hấp bằng phổi

Câu 2: Động vật nào dưới đây có hình thức hô hấp khác với những động vật còn lại ?

   A. Nhện

   B. Dế

   C. Châu chấu

   D. Giun đất

Câu 3: Động vật nào dưới đây có nhiều hơn một hình thức hô hấp ?

   A. Nhái

   B. Tôm

   C. San hô

   D. Đỉa

Câu 4: Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hiệu quả hô hấp cao nhất ?

   A. Linh dương

   B. Chim ưng

   C. Thằn lằn

   D. Rắn hổ mang

Câu 5: Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi cá thở vào ?

   A. Miệng ngậm lại

   B. Diềm nắp mang đóng lại

   C. Nền khoang miệng nâng lên

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6: Túi khí là cấu trúc có trong hệ hô hấp của nhóm động vật nào ?

   A. Lưỡng cư

   B. Bò sát

   C. Thú

   D. Chim

Câu 7: Sự thông khí ở phổi của động vật nào dưới đây được thực hiện chủ yếu nhờ sự nâng hạ của thềm miệng ?

   A. Khỉ

   B. Thỏ

   C. Ngan

   D. Cóc

Câu 8: Động vật nào dưới đây hô hấp qua hệ thống ống khí ?

   A. Bạch tuộc

   B. Dế mèn

   C. Ốc sên

   D. Ễnh ương

Câu 9: Ở động vật đơn bào tồn tại mấy hình thức hô hấp ?

   A. 4

   B. 1

   C. 2

   D. 3

Câu 10: Hình thức hô hấp nào dưới đây có ở thú ?

   A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

   B. Hô hấp bằng phổi

   C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

   D. Hô hấp bằng mang

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D A B B D D B B B

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật (phần 2)

Câu 1: Bào quan nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá ?

   A. Lizôxôm

   B. Ribôxôm

   C. Perôxixôm

   D. Lục lạp

Câu 2: Mề là tên gọi khác của bộ phận nào trong ống tiêu hoá của chim ?

   A. Ruột

   B. Diều

   C. Dạ dày tuyến

   D. Dạ dày cơ

Câu 3: Dựa vào đặc điểm của cơ quan tiêu hoá, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?

   A. Sán dây

   B. Thuỷ tức

   C. Trùng roi xanh

   D. Hải quỳ

Câu 4: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng ?

   A. Dạ tổ ong

   B. Dạ cỏ

   C. Dạ lá sách

   D. Dạ múi khế

Câu 5: Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn ?

   A. Cừu

   B. Lừa

   C. Lạc đà

   D. Nai

Câu 6: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ cộng sinh chủ yếu ở đâu ?

   A. Dạ lá sách

   B. Dạ tổ ong

   C. Dạ cỏ

   D. Dạ múi khế

Câu 7: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa ?

   A. Ếch giun

   B. Trùng biến hình

   C. Hải quỳ

   D. Đỉa

Câu 8: Diều là một bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật nào dưới đây ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Chim sẻ

   C. Giun đất

   D. Cào cào

Câu 9: Hàm trên của trâu không có loại răng nào dưới đây ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Răng trước hàm

   C. Răng cửa

   D. Răng hàm

Câu 10: Ruột của loài nào dưới đây ngắn hơn so với ruột của những loài còn lại ?

   A. Lạc đà một bướu

   B. Chó sói lửa

   C. Linh dương đầu bò

   D. Ngựa vằn

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D C D B C C A C B

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật (phần 3)

Câu 1: Dựa vào cấu tạo của tim, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?

   A. Ba ba

   B. Rắn lục

   C. Cá sấu

   D. Rùa da

Câu 2: Động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn đơn ?

   A. Cá heo

   B. Cá mập

   C. Cá nhà táng

   D. Kỳ lân biển

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn người, tại loại mạch nào thì huyết áp chạm ngưỡng 0 ?

   A. Mao mạch

   B. Tiểu tĩnh mạch

   C. Tĩnh mạch chủ

   D. Tiểu động mạch

Câu 4: Trong một chu kì tim, các pha diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ?

   A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co

   B. Pha nhĩ co – pha dãn chung – pha thất co

   C. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung

   D. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung

Câu 5: Bộ phận nào dưới đây không có trong hệ tuần hoàn của châu chấu ?

   A. Tĩnh mạch

   B. Động mạch

   C. Mao mạch

   D. Tim

Câu 6: Cấu trúc nào dưới đây không nằm trong hệ dẫn truyền tim ?

   A. Bó his

   B. Van tổ chim

   C. Nút xoang nhĩ

   D. Nút nhĩ thất

Câu 7: Trong hệ tuần hoàn người, bộ phận nào hoạt động theo nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì”?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Tĩnh mạch

   C. Động mạch

   D. Tim

Câu 8: Động vật nào dưới đây có cấu tạo tim khác với những động vật còn lại ?

   A. Đười ươi

   B. Rắn ráo

   C. Cá sấu

   D. Gà

Câu 9: Trong các động vật sau đây, động vật nào có nhịp tim/phút nhanh nhất ?

   A. Mèo

   B. Bò

   C. Voi

   D. Lợn

Câu 10: Đồ ăn nào dưới đây có hại cho hệ tim mạch ?

   A. Nấm

   B. Rau quả tươi

   C. Nội tạng động vật

   D. Ngũ cốc thô

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B C C C B D B A C

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật (phần 4)

Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : “Ở người, … là cơ quan vừa tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu, vừa tham gia điều hoà pH nội môi.”

   A. dạ dày

   B. gan

   C. phổi

   D. thận

Câu 2: Ở người, loại muối nào là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu ?

   A. Ba(NO3) 2

   B. CaSO4

   C. NaCl

   D. KBr

Câu 3: Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách nào ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Thải CO2

   C. Hấp thụ O2

   D. Thải H2O

Câu 4: Trong máu người gồm có mấy hệ đệm chủ yếu ?

   A. 5

   B. 4

   C. 2

   D. 3

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không giữ vai trò quan trọng trong điều hòa pH nội môi ?

   A. Gan

   B. Thận

   C. Phổi

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6: Trong máu người, hệ đệm nào là mạnh nhất ?

   A. Hệ đệm prôtêinat

   B. Hệ đệm phôtphat

   C. Hệ đệm bicabonat

   D. Hệ đệm palitzsch

Câu 7: Ở động vật bậc cáo, có bao nhiêu bộ phận cơ bản tham gia vào cơ chế điều hòa cân bằng nội môi ?

   A. 3

   B. 2

   C. 4

   D. 5

Câu 8: Ở người bình thường, pH của máu duy trì trong khoảng

   A. 6,35 – 7,25.

   B. 7,5 – 8,5.

   C. 7,35 – 7,45.

   D. 7,15 – 7,3.

Câu 9: Ở động vật bậc cao, thành phần nào dưới đây không tham gia vào việc duy trì pH nội môi ?

   A. Hệ đệm

   B. Thận

   C. Phổi

   D. Dạ dày

Câu 10: Một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp là

   A. thường xuyên tập thể dục.

   B. ăn nhiều rau quả tươi.

   C. uống nhiều nước.

   D. thường xuyên ăn mặn.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C B D A A A C D D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống