Phương pháp giải bài toán xác suất môn Sinh học ôn thi THPT Quốc gia năm 2021

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Tài liệu Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể – quần thể ngẫu phối đầy đủ các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021 đạt kết quả cao.

phần nội dung

XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN QUẦN THỂ

DẠNG BÀI: XÁC SUẤT TRONG QUẦN THỂ NGẪU PHỐI

A. LƯU Ý LÍ THUYẾT

– Ở quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên ở đời con (từ F1 đến Fn) có tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg (p2AA + 2pqAa + q2aa = 1).

– Khi bài toán cho biết quần thể đạt cân bằng di truyền thì tần số của alen Nếu bài toán chưa cho biết quần thể cân bằng di truyền thì không thể tính tần số của alen a theo công thức alen

– Nếu bài toán cho biết các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì có thể dựa vào công thức:

p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 để tính tỉ lệ kiểu gen ở đời con và tần số của alen a.

– Trong mọi trường hợp, nên dựa vào kiểu hình lặn để suy ra kiểu hình trội.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

1. Bài toán cho biết quần thể cân bằng di truyền

Khi tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền thì việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Bài 1: Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Khi quần thể cân bằng di truyền và có tần số A = 0,4; a = 0,6 thì cấu trúc di truyền là

(0,4)2AA + 2.(0,4).(0,6)Aa + (0,6)2aa = 1

0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa= 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây hoa đỏ

– Cây hoa đỏ gồm có 0,16AA và 0,48Aa

Tỉ lệ là

Như vậy cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là

Bài 2: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân cao, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

– Tần số của A

              Tần số của

– Vì các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên nên thành phần kiểu gen ở đời con (từ F1 đến Fn) đạt cân bằng di truyền, tuân theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg.

– Tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở F2 là (0,6)2AA + 2.(0,6).(0,4)Aa + (0,4)2aa = 1

0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây thân cao ở F2

– Ở F2, cây thân cao gồm có 0,36AA và 0,48Aa                     

 Tỉ lệ là    

Như vậy cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

,

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Ở thế hệ  F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân cao, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là    

                             

Ở bài tập số 2 này, mặc dù ở thế hệ xuất phát quần thể chưa cân bằng di truyền nhưng bài toán yêu cầu tìm xác suất ở thế hệ F2 nên chúng ta áp dụng công thức p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 để tính vì khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen ở đời con (từ F1 đến Fn) tuân theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg.

Bài 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen a chiếm tỉ lệ 64%. Lấy 4 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2.

– Ở F2, cá thể không mang gen a (kiểu gen AA) chiếm tỉ lệ

= 100% – 64% = 36% = 0,36.

– Khi các cá thể ngẫu phối thì ở F2, cấu trúc di truyền đạt cân bằng di truyền theo định luật Hacdi-Vanberg. tần số

– Cấu trúc di truyền của quần thể ở F2

0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cây hoa đỏ ở F2.

– Cây hoa đỏ ở F2 gồm có 0,36AA và 0,48Aa.

 Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy 4 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 4: Một quần thể đang cân bằng di truyền có số cá thể mang kiểu gen dị hợp bằng 8 lần số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể mang gen a là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

– Khi quần thể cân bằng thì cấu trúc di truyền là p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Số cá thể mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ là 2pq Aa;

Số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn là q2 aa

– Theo bài ra ta có: 2pq = 8q2.   p = 4q.

Mà p + q = 1 nên

– Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,64 AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể mang gen a.

– Cá thể mang gen a gồm có 0,32 Aa + 0,04aa = 0,36

– Cá thể không mang gen a có tỉ lệ 1 – 0,36 = 0,64

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể mang gen a là

Bài 5: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,6; a = 0,4 và tần số B = 0,7; b = 0,3. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ. Xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Khi bài toán có nhiều cặp gen thì tỉ lệ kiểu gen phải được tính theo từng cặp gen, sau đó nhân lại.

– Cấu trúc di truyền của gen A là (0,6)2AA + 2.(0,6).(0,4)Aa + (0,4)2aa = 1

0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa=l.

– Cấu trúc di truyền của gen B là (0,7)2BB + 2.(0,7).(0,3)Bb + (0,3)2bb = 1

 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể có thân cao, hoa đỏ của quần thể

– Cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-B- có tỉ lệ = (A-)(B-).

Mà kiểu hình A- có tỉ lệ = 1 – aa = 1 – 0,16 = 0,84.

Kiểu hình B- có tỉ lệ = 1 – bb = 1 – 0,09 = 0,91.

Kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-) có tỉ lệ = 0,84 x 0,91 = 0,7644.

– Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB nên có tỉ lệ

= 0,36AA x 0,49BB = 0,1764.

– Trong số các cây thân cao, hoa đỏ thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1- 0,23 = 0,67.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

– Theo lí thuyết, khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ mỗi loại kiểu gen tuân theo định luật Hacdi-Vanberg.

– Khi quần thể đang cân bằng về di truyền, tỉ lệ của một kiểu gen nào đó bằng tích tần số của các alen có trong kiểu gen nhân với 2n (n là số cặp gen dị hợp có trong kiểu gen). Ví dụ kiểu gen AabbDd có tỉ lệ = 22.A.a.b.b.D.d

Bài 6: Một quần thể của một loài thực vật đang cân bằng di truyền, xét gen A có 2 alen là A và a; gen B có 3 alen là B1, B2 và B3. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này, tần số của A là 0,6; tần số của B1 là 0,2; tần số của B2 là 0,5. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể mang kiểu gen AAB1B1 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Cấu trúc di truyền của quần thể là:

Theo gen A: alen A có tần số = 0,6  tần số a = 1 – 0,6 = 0,4.         

Cấu trúc di truyền là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Theo gen B: Alen B1 có tần số = 0,2; alen B2 có tần số = 0,5 alen B3 = 0,3.

Cấu trúc di truyền là:

0,04B1B1 + 0,25B2B2 + 0,09B3B3 + 0,2B1B2 + 0,3B2B3 + 0,12B1B3 = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể có kiểu gen AAB1B1

Quần thể đang cân bằng di truyền nên kiểu gen AAB1B1 có tỉ lệ = 0,36 x 0,04 = 0,0144.

Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 – 0,0144 = 0,9856.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể mang kiểu gen AAB1B1

Bài 7: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, các kiểu gen còn lại có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,3 và B là 0,6. Lấy ngẫu nhiên 2 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa đỏ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

– Kí hiệu kiểu gen:         quy định hoa đỏ

– Cấu trúc di truyền của quần thể theo gen A là 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa =1.

– Cấu trúc di truyền của quần thể theo gen B là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb =1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình hoa đỏ trong quần thể

– Cây hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- có tỉ lệ = (A-)(B-) = (1-aa)(1-bb)

Mà kiểu gen aa có tỉ lệ = 0,49 nên 1 – aa = 1 – 0,49 = 0,51.

Kiểu gen bb có tỉ lệ = 0,16 nên 1 – bb = 1 – 0,16 = 0,84.

– Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ = 0,51 x 0 84 = 0,4284.

Kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ = 1- 0,4284 = 0,5716.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa đỏ là

Bài 8: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có hoa vàng ; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Gọi tần số của alen b là x.

– Cây hoa trắng có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ = 12,25% = 0,1225.

– Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên kiểu gen aabb có tỉ lệ = aa x bb

Vậy tần số alen b = 0,7 Tần số alen B = 0,3.  

Cấu trúc di truyền theo gen A là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.

Cấu trúc di truyền theo gen B là 0,09BB + 0,42Bb + 0,49bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình hoa vàng.

Kiểu hình hoa vàng có kí hiệu là aaB- và A-bb.

– Tỉ lệ của aaB- = 0,25aa x (1 – 0,49bb) = 0,25 x 0,51 = 0,1275.

– Tỉ lệ của A-bb = (1 – 0,25aa) x 0,49bb = 0,75 x 0,49 = 0,3675.

® Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 0,1275 + 0,3675 = 0,495.

Các cá thể không có kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 1 – 0,495 = 0,505.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là

2. Thế hệ xuất phát có tần số alen của giới đực khác giới cái 

Việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.                   

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng 

Bước 3: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Bài 1: Ở một loài thú vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 con đực mang kiểu gen AA, 200 con cái mang kiểu gen Aa, 100 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông đỏ, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể

– Tần số alen của mỗi giới:

+ Ở giới đực chỉ có 200 cá thể AA (100% AA)  Tần số A = 1

+ Ở giới cái có 200 cá thể Aa và 100 cá thể aa , Tần số A

– Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền bằng trung bình cộng tần số alen của hai giới.

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Tỉ lệ kiểu gen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:

           

Bước 3: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể lông đỏ

– Khi quần thể cân bằng di truyền, cá thể lông đỏ gồm có

 Cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông đỏ, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là

– Khi ở thế hệ xuất phát, tần số alen của đực khác cái thì lúc quần thể cân bằng, tần số alen bằng trung bình cộng tần số alen của 2 giới.

– Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen ở giới đực khác tỉ lệ kiểu gen ở giới cái thì việc xác định tỉ lệ kiểu gen F1 phải thực hiện sơ đồ lai giữa giao tử đực với giao tử cái. Từ thế hệ F2 trở đi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Bài 2: Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 con đực mang kiểu gen AA, 400 con cái mang kiểu gen AA, 100 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể chân cao là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể

– Tần số alen của mỗi giới:

+ Ở giới đực chỉ có 100 cá thể AA (100% AA)  Tần số A = 1

+ Ở giới cái có 400 cá thể AA và 100 cá thể aa

 Tần số    

Tần số a = 1 – 0,8 = 0,2.

– Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền bằng trung bình cộng tần số alen của hai giới.

Tần số;                    

Tần số a = 1 – 0,9 = 0,1.

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Tỉ lệ kiểu gen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:

(0,9)2Aa + 2. 0,9.0,1Aa + (0,1)2aa = 1           

 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1.

Bước 3: Tìm tỉ lệ của cá thể lông đỏ lúc quần thể cân bằng

– Khi quần thể cân bằng di truyền, cá thể chân cao gồm có AA và Aa chiếm tỉ lệ

= 0,81 AA + 0,18Aa = 0,99.   

Cá thể chân thấp chiếm tỉ lệ = 0,01.

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể chân cao là

3. Khi bài toán không cho tần số alen mà cho nhiều kiểu gen của bố mẹ

Việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Bài 1: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là

0,1 AABB + 0,2AaBB + 0,2AABb + 0,2AaBb + 0,1 Aabb + 0,2aabb = 1.

Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

– Ở quần thể ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen ở đời con (từ F1 đến Fn) luôn đạt cân bằng theo công thức của Định luật Hacdi-Vanberg.

– Tần số của alen

 Tần số alen a = 1 – 0,55 = 0,45.

– Tần số của alen

 Tần số alen b = 1 – 0,5 = 0,5.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AaBb ở F2

Kiểu gen AaBb = 4 x 0,55 x 0,45 x 0,5 x 0,5 = 0,2475.

Các kiểu gen còn lại có tỉ lệ = 1- 0,2475 = 0,7525.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là

                      

Bài 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; Gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu xanh; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,2AABB + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Khi quần thể đạt cân bằng di truyền lấy ngẫu nhiên 5 cây có quả to, màu đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

– Tần số của alen

 Tần số alen a = 1 – 0,45 = 0,55.

– Tần số của alen

Tần số alen b = 1 – 0,475 = 0,525.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AABB trong số các cá thể có quả to, màu đỏ (kí hiệu kiểu gen A-B-) ở F3.

– Cây quả to, màu đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- có tỉ lệ =

= (1 – aa)(1 – bb) = (1 – 0,3025)(1 – 0,275625) = 0,6975 x 0,724375 » 0,51.

Trong đó kiểu gen AABB có tỉ lệ = (0,45)2 x (0 475)2 » 0,046.

Trong số các cá thể có kiểu hình quả to, màu đỏ thì cá thể thuần chủng có tỉ lệ Các thể không thuần chủng = 1 – 0,09 = 0,91.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cây có quả to, màu đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

                      

Bài 3: Ở một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Sau một số thế hệ ngẫu phối, thu được F1 có 27% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 48% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Cho tất cả các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định tần số alen

– Tìm tần số alen A:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân là

Thân cao : thân thấp = (27% + 9%) : (48% + 16%) = 36% : 64%.

Cây thân thấp (aa) có tỉ lệ = 0,64 , Tần số , Tần số A = 0,2

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc hoa là

Hoa đỏ : hoa trắng = (27% + 48%) : (9% + 16%) = 75% : 25%.

Cây hoa trắng (bb) có tỉ lệ = 0,25, Tần số

Tần số B = 0,5                        

Ở F1, cây AABB chiếm tỉ lệ = (0,2)2 x (0,5)2 = 0,01.

Trong các cây thân cao, hoa đỏ ở F1, cây đồng hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình thân cao, hoa trắng ở F1.

Cho các cây thân cao, hoa trắng lai với nhau để được F1.

Cây thân cao, hoa trắng có kiểu gen Aabb hoặc Aabb.

Kiểu gen AAbb có tỉ lệ = (0,2)x (0,5)2 = 0,01

Kiểu gen Aabb có tỉ lệ = 2 x 0,2 x 0,8 x (0,5)2 = 0,08

Các cây thân cao, hoa trắng có 2 kiểu gen với tỉ lệ là

Các cây này cho 2 loại giao tử với tỉ lệ là

Ở đời con, cây thân thấp, hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ

Cây thân cao, hoa trắng (A-bb) chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là

– Khi quần thể đang cân bằng di truyền, xét từng cặp gen thì cặp gen đồng hợp có tỉ lệ bằng bình phương tần số của alen có trong kiểu gen đó; Cặp gen dị hợp = 2 lần tần số của các alen có trong kiểu gen đó.

– Khi kiểu gen có nhiều cặp gen thì tỉ lệ của kiểu gen = tích tỉ lệ của các cặp gen có trong kiểu gen đó.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 2. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,3 và tần số a = 0,7. Lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây thân cao là bao nhiêu?

Bài 3. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong một quần thể đang cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ nhưng mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ bằng 3 lần số cây có hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 4. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong một quần thể đang cân bằng di truyền, số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội bằng số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 5. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen a chiếm tỉ lệ 36%. Lấy 3 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 6. Một quần thể đang cân bằng di truyền có số cá thể mang kiểu gen dị hợp bằng 4 lần số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể mang alen a là bao nhiêu?

Bài 7. Một quần thể đang cân bằng di truyền có số cá thể mang kiểu gen dị hợp bằng 2 lần số cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội. Lấy ngẫu nhiên 4 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể chỉ mang gen a là bao nhiêu?

Bài 8. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,6; a = 0,4 và tần số B = 0,7; b = 0,3. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có hoa đỏ, thân thấp là bao nhiêu?

Bài 9. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; Gen B quy định nhiều hạt trội hoàn toàn so với alen b quy định ít hạt; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,5; a = 0,5 và tần số B = 0,4; b = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể có kiểu hình quả to, nhiều hạt. Xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 10. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; Gen B quy định nhiều hạt trội hoàn toàn so với alen b quy định ít hạt; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,8; a = 0,2 và tần số B = 0,5; b = 0,5. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 11. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, các kiểu gen còn lại có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và B là 0,6. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là bao nhiêu?

Bài 12. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có hoa vàng ; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4 và tỉ lệ cây hoa trắng là 1,44%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa vàng là bao nhiêu?

Bài 13. Cho biết tính trạng màu quả do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có quả đỏ ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có quả vàng ; Kiểu gen đồng hợp lặn có quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số B là 0,4 và tỉ lệ cây quả đỏ là 32,64%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây quả đỏ trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 14. Ở một loài thực vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 con đực mang kiểu gen AA, 200 con cái mang kiểu gen Aa, 300 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 5 cá thể chân cao, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 15. Ở một loài thực vật, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng trội hoàn toàn so với a quy định không sừng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 con đực mang kiểu gen aa, 200 con cái mang kiểu gen Aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên             3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể mang alen lặn a là bao nhiêu?

Bài 16. Ở một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Một quần thể đang cân bằng di truyền có 27% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 48% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Cho tất cả các cây thân cao, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là bao nhiêu?

Bài 17. Ở một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả xanh, các cặp gen này phân li độc lập. Khi quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là 53,76% cây thân cao, quả đỏ; 30,24% cây thân cao, quả xanh; 10,24% cây thân thấp, quả đỏ; 5,76% cây thân thấp, quả xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, quả xanh, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 18. Ở một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả xanh. Các cặp gen này phân li độc lập. Khi quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là 53,76% cây thân cao, quả đỏ; 30,24% cây thân cao, quả xanh; 10,24% cây thân thấp, quả đỏ; 5,76% cây thân thấp, quả xanh. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, quả đỏ cho giao phấn với cây thân thấp, quả xanh được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 19. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có 1 quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó có 36% số cây cho hoa màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 6 cây hoa đỏ, xác suất để có ít nhất 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 20. Xét hai cặp gen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Lấy 2 cá thể mang hai tính trạng trội về hai cặp gen nói trên, xác suất để được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 21. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có 1 quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó có 64% số cây cho hoa màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 10 cây hoa đỏ, xác suất để có ít nhất 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 22. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,15AABB + 0,15AaBb + 0,2AAbb + 0,2Aabb + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1.

Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen Aabb là bao nhiêu?

Bài 23. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,1 AABB + 0,1 AaBb + 0,2AAbb + 0,lAabb + 0,15aaBB + 0,15aaBb + 0,2aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể thân cao, hoa đỏ. Xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 24. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, ở thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân cao, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được lấy đều có kiểu gen dị hợp tử là

     A. 14,06%                         B. 56,25%                     

     C. 75,0%                           D. 25%

Câu 2. Xét hai cặp gen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,2; B có tần số 0,8. Lấy một cá thể mang hai tính trạng trội về hai cặp gen nói trên, xác suất để được cá thể dị hợp tử về gen A và đồng hợp tử về gen B là

Câu 3. Xét hai cặp gen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Lấy một cá thể mang hai tính trạng trội về hai cặp gen nói trên, xác suất để được cá thể thuần chủng là

Câu 4. Xét hai cặp gen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,2; B có tần số 0,8. Lấy một cá thể mang hai tính trạng trội về hai cặp gen nói trên, xác suất đeẻ được cá thể dị hợp cả 2 cặp gen là

Câu 5. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội   hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để trong 3 cây này, chỉ có 2 cây thuần chủng là

     

Câu 6. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ  trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để trong hai cây được lấy có 1 cây dị hợp tử là

     A 14,06%                          B. 37,5%.                      

     C. 75,0%                           D. 56,25%.

Câu 7. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,6; a = 0,4 và tần số B = 0,7; b = 0,3. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể này, xác suất để trong 3 cây có 1 cây mang kiểu hình thân cao, hoa trắng là

     A. 12,92%.                        B.6,46%                        

    C. 19,38%.                         D. 7,56%.

Câu 8. Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 con bò đực trong số 15 con nói trên, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là

     A. 80%.                             B. 60%.                         

    C. 30%.                              D. 15%.

Câu 9. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A là 0,8; a là 0,2 và tần số B là 0,9; b là 0,1. Trong quần thể này, lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất để thu được cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ là

     A. 84,32%.                        B. 37,24%                     

C. 75,56%.                             D. 95,04%.

Câu 10. Một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó tỉ lệ của kiểu gen AA bằng 9 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu gen dị hợp là

     A. 18%.                             B. 14%.                         

    C. 50%.                              D. 37,5%.

Câu 11. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,2 và B có tần số 0,6. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là

     A. 37,5%.                          B. 13%.                         

    C. 26%.                              D.15,36%.

Câu 12. Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau, trong đó A trội hoàn toàn so với a ; B trội hoàn toàn so với b. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội A-B-. Xác suất để trong 3 cá thể này có 2 cá thể mang kiểu gen AaBb là

     A. 41,58%.                        B. 37,5%.                      

    C. 12,5%.                           D. 25%.

Câu 13. Một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó tỉ lệ của kiểu gen Aa bằng 3 lần tỉ lệ của kiểu gen AA. Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để trong 5 cá thể này có 3 cá thể mang gen a là

     A. 15%.                             B. 1,5%.                        

     C.25%.                              D.2,5%.

Câu 14. Một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó tỉ lệ của kiểu gen Aa bằng 8 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Nếu A là trội hoàn toàn so với a thì khi lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu hình trội là

     A. 11%.                             B. 3,84%.                      

    C. 7,68%.                           D. 23,6%.

Câu 15. Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 20 con đực giống chân cao và 50 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 75% cá thể chân cao, 25% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể trong số 20 con bò đực nói trên, xác suất để thu được cá thể có alen a là

     A. 50%.                             B. 24%.                         

    C. 25%.                              D. 40%.

Câu 16. Một quần thể của một loài thực vật đang cân bằng di truyền, xét gen A có 2 alen là A và a; gen B có 3 alen là B1, Bvà B3. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này, tần số của A là 0,6; tần số của B1 là 0,1; tần số của B2 là 0,3. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể mang kiểu gen aaB1B3

     A. 3,77%.                          B. 7,53%.                      

     C. 1,92%.                          D. 99,9%.

Câu 17. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 cá thể đực mang kiểu gen AA, 600 cá thể cái mang kiểu gen Aa, 200 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu gen AA là

     A. 35%.                             B. 11,7%.                      

    C. 25%.                              D. 75%.

Câu 18. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 cá thể đực mang kiểu gen AA, 300 cá thể đực mang kiểu gen Aa, 500 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được ít nhất 1 cá thể mang alen a là

     A. 98,5%.                          B.1,5%.                         

    C. 49,25%.                         D. 100%.

Câu 19. Ở một quần thể thực vật, xét gen A nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A2, A3 trong đó A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với A2 và A3; Alen A2 quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với A3; Alen A3 quy định hoa màu trắng. Quần thể đang cân bằng về di truyền, có tần số của các alen A1, A2, A3 lần lượt là 0,3; 0,2; 0,5. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể hoa đỏ là

     A. 49,98%.                        B. 24,99%.                    

     C. 12,5%.                          D. 25%.

Câu 20. Thế hệ xuất phát của một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: Ở giới cái có 0,64 AA: 0,32Aa: 0,04aa; Ở giới đực có 0,36 AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để không thu được cá thể nào có kiểu gen AA là

     A. 52%.                             B. 26%.                         

    C. 13%.                              D. 51%.

Câu 21. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, các kiểu gen còn lại có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4 và B là 0,5. Lấy ngẫu nhiên 5 cây, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là

     A. 29,9%.                          B. 20,1%.                      

    C. 32,4%.                           D. 1,4%.

Câu 22. Ở một quần thể thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Khi quần thể đang cân bằng di truyền có 63% cây thân cao, hoa đỏ; 21% cây thân cao, hoa trắng; 12% cây thân thấp, hoa đỏ; 4% cây thân thấp, hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là

     

Câu 23. Ở một loài côn trùng, gen B nằm trên NST thường qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen. Cho các con đực thân xám giao phối với các con cái thân đen được F1 có tỉ lệ 75% thân xám : 25% thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác suất để thu được cá thể thân xám là

     

Câu 24. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

   

Câu 25. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,3 và tần số a = 0,7. Lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây thân thấp là

     A. 12,7%.                          B. 37%.                         

     C. 38%.                             D. 25%.

Câu 26. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong một quần thể đang cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ nhưng mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ bằng 3 lần số cây có hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là

    A. 12,7%.                          B. 37%.                         

    C. 33%.                              D. 40%.

Câu 27. Một quần thể đang cân bằng di truyền có số cá thể mang kiểu gen dị hợp bằng 2 lần số cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể chỉ mang gen a là

     A. 4,7%.                            B. 37,5%.                      

     C. 25%.                             D. 40%.

Câu 28. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có hoa vàng ; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4 và tỉ lệ cây hoa trắng là 1,44%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là

     A. 44,4%.                          B. 44%.                         

     C. 8,7%.                            D. 26%.

Câu 29. Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 300 con đực mang kiểu gen AA, 100 con cái mang kiểu gen Aa, 150 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

     A. 34%.                             B. 17%.                         

     C. 49%.                             D. 33%.

Câu 30. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,1 AABB + 0,1 AaBb + 0,2AAbb + 0,1Aabb + 0,15aaBB + 0,15aaBb + 0,2aabb = 1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao, hoa đỏ. Xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

     A. 5,8%.                            B. 94,2%.                      

    C. 11%.                              D. 15,8%.

3. Đáp án

a. Bài tập tự luận:

Bài 1.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Khi quần thể cân bằng di truyền và có tần số A = 0,4; a = 0,6 thì cấu trúc di truyền là

(0,4)2AA + 2.(0,4).(0,6)Aa + (0,6)2aa = 1

 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa= 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây hoa đỏ

– Cây hoa đỏ gồm có 0,16AA và 0,48Aa

Tỉ lệ là

Như vậy cây thuần chủng chiếm tỉ lệ,

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 2.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Khi quần thể cân bằng di truyền và có tần số A = 0,3; a = 0,7 thì cấu trúc di truyền là

(0,3)2AA + 2.(0,3).(0,7)Aa + (0,7)2aa = 1

 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa= 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thân cao trong quần thể

– Cây thân cao gồm có 0,09AA và 0,42Aa = 0,51

 Cây thân cao chiếm tỉ lệ 51%; Cây thân thấp chiếm tỉ lệ 49%.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây thân cao là:

Bài 3.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

– Vì các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên nên thành phần kiểu gen ở đời con (từ F1 đến Fn) đạt cân bằng di truyền, tuân theo công thức của đinh luật Hacdi-Vanberg.

– Tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở F2 là (0,6)2AA + 2.(0,6).(0,4)Aa + (0,4)2aa = 1

 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây thân cao ở F2

– Ở F2, cây thân cao gồm có 0,36AA và 0,48Aa                     

 Tỉ lệ là    

Như vậy cây thuần chủng chiếm tỉ lệ,

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân cao, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là   

                       

Bài 4.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Gọi p là tần số của alen A, q là tần số của alen a, vì quần thể đạt trạng thái cân bằng nên ta có thành phần kiểu gen của quần thể là p2 AA + 2pqAa + q2 aa = 1.

Theo bài ra ta có p= q2 ® p = q = 0,5

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng trong số các cá thể hoa đỏ của quần thể

– Cá thể hoa đỏ gồm có 0,25AA + 0,5Aa = 0,75. Trong đó cá thể thuần chủng là 0,25AA.

Trong số các cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 5.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2.

– Ở F2, cá thể không mang gen a (kiểu gen AA) chiếm tỉ lệ

= 100% – 36% = 64% = 0,64.

– Khi các cá thể ngẫu phối thì ở F2, cấu trúc di truyền đạt cân bằng di truyền theo định luật Hacdi-Vanberg. Tần số

– Cấu trúc di truyền của quần thể ở F2

0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cây hoa đỏ ở F2.

– Cây hoa đỏ ở F2 gồm có 0,64AA và 0,32Aa.

Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy 3 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 6.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

– Khi quần thể cân bằng thì cấu trúc di truyền là p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Số cá thể mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ là 2pq Aa;

Số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn là q2 aa

– Theo bài ra ta có: 2pq = 4q2.  -> p = 2q.

Mà p + q = 1 nên

– Cấu trúc di truyền của quần thể là:

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể mang gen a.

– Cá thể mang gen a gồm có

– Cá thể không mang gen a có tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể mang gen a là

Bài 7.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

– Khi quần thể cân bằng thì cấu trúc di truyền là p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Số cá thể mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ là 2pq Aa;

Số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn là q2 aa

– Theo bài ra ta có: 2pq = 2q2 ,p = q.

Mà p + q = 1 nên  q = p = 0,5

– Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,25 AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể mang gen a.

– Cá thể chỉ mang gen a chỉ có  0,25aa = 0,25

– Cá thể còn lại có tỉ lệ 1 – 0,25 = 0,75

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 4 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể chỉ mang gen a là

Bài 8.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

– Cấu trúc di truyền của gen A là (0,6)2AA + 2.(0,6).(0,4)Aa + (0,4)2aa

 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

– Cấu trúc di truyền của gen B là (0,7)2BB + 2.(0,7).(0,3)Bb + (0,3)2bb

0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu hình hoa đỏ, thân thấp của quần thể

Cây thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là aaB- có tỉ lệ = (aa)(B-)

Kiểu hình thân thấp, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ = 0,16 x 0,91 = 0,1456.

Cây có kiểu hình còn lại chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1456 = 0,8544.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có hoa đỏ, thân thấp là:

Bài 9.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

– Cấu trúc di truyền của gen A là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1

– Cấu trúc di truyền của gen B là 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình quả to, nhiều hạt của quần thể

– Cây có quả to, nhiều hạt có kí hiệu kiểu gen là A-B- có tỉ lệ = (A-)(B-).

® Kiểu hình quả to, nhiều hạt có tỉ lệ

= (1 – 0,25) x (1 – 0,36) = 0,76 x 0,64 = 0,48.

Trong đó cây thuần chủng có kiểu gen AABB có tỉ lệ 0,25 AA x 0,16BB = 0,04

 Trong số các cây có kiểu hình quả to, nhiều hạt thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ; Cây không thuần chủng có tỉ lệ        

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể có kiểu hình quả to, nhiều hạt.

Xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là

Bài 10.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

– Cấu trúc di truyền của gen A là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1

– Cấu trúc di truyền của gen B là 0,25BB + 0,5Bb + 0,25bb = 1

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong quần thể

Trong quần thể, cây thuần chủng gồm có các kiểu gen AABB, Aabb, aaBB, aabb.

– Cây AABB có tỉ lệ = 0,64AA x 0,25BB = 0,16

– Cây AAbb có tỉ lệ = 0,64AA x 0,25bb = 0,16

– Cây aaBB có tỉ lệ = 0,04aa x 0,25BB = 0,01

– Cây aabb có tỉ lệ = 0,04aa x 0,25bb = 0,01

 Cá thể thuần chủng có tỉ lệ = 0,16 + 0,16 + 0,01 + 0,01 = 0,34;

Cây không thuần chủng có tỉ lệ = 1 – 0,34 = 0,66.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là

Bài 11.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

– Kí hiệu kiểu gen:       A-B-    quy định hoa đỏ

– Cấu trúc di truyền của quần thể theo gen A là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa =1.

– Cấu trúc di truyền của quần thể theo gen B là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb =1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình hoa trắng trong quần thể

– Cây hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- có tỉ lệ = (A-)(B-) = (1-aa)(1-bb)

Mà kiểu gen aa có tỉ lệ = 0,25 nên 1 – aa = 1 – 0,25 = 0,75.

Kiểu gen bb có tỉ lệ = 0,16 nên 1 – bb = 1 – 0,16 = 0,84.

– Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ = 0,75 x 0 84 = 0,63.

Kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ = 1- 0,63 = 0,37.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là

Bài 12. 

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Gọi tần số của alen b là x.

– Cây hoa trắng có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ = 1,44% = 0,0144.

– Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên kiểu gen aabb có tỉ lệ = aa x bb

Vậy tần số alen b = 0,2 ,Tần số alen B = 0,8.         

Cấu trúc di truyền theo gen A là 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.

Cấu trúc di truyền theo gen B là 0,64BB + 0,32Bb + 0,04bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình hoa vàng.

Kiểu hình hoa vàng có kí hiệu là aaB- và A-bb.

– Tỉ lệ của aaB- = 0,36aa x (1 – 0,04bb) = 0,36 x 0,96 = 0,3456.

– Tỉ lệ của A-bb = (1 – 0,36aa) x 0,04bb = 0,64 x 0,04 = 0,0256.

 Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 0,3456 + 0,0256 = 0,3712.

Các cá thể không có kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 1 – 0,3712 = 0,6288.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa vàng là

Bài 13.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Gọi tần số của alen b là x.

– Cây quả đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- chiếm tỉ lệ = 32,64% = 0,3264.

– Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên A-B- có tỉ lệ = (1- aa) x (1 – bb)

Vậy tần số alen , Tần số alen A = 1 – 0,7 = 0,3.

Cấu trúc di truyền theo gen A là 0,09 AA + 0,42Aa + 0,49aa = 1.

Cấu trúc di truyền theo gen B là 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể quả đỏ.

Kiểu hình quả đỏ có tỉ lệ 32,64%.

Cây quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB có tỉ lệ

= 0,09AA x 0,16BB = 0,0784

Trong số các cây quả đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Các cá thể không thuần chủng có tỉ lệ = 1 – 0,24 = 0,76.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây quả đỏ trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 14.

Bước 1: Xác định tần số alen

Ở giới đực chỉ có 100 cá thể AA (100% AA) ® Tần số A = 1

Ở giới cái có 200 cá thể Aa và 300 cá thể aa

Tần số

Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể cân bằng

Tỉ lệ kiểu gen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:

0,36AA + 0,48Aa +0,16aa = 1.

Bước 3: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể chân cao

– Khi quần thể cân bằng di truyền, cá thể chân cao gồm có 0,36AA + 0,48Aa.

Cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể chân cao, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là

Bài 15.

Bước 1: Xác định tần số alen

Ở giới đực chỉ có 100 cá thể aa (100% aa) , Tần số A = 0 ; a = 1.

Ở giới cái có 200 cá thể Aa (100% Aa) , Tần số

Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền

Tỉ lệ kiểu gen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:

Bước 3: Tìm tỉ lệ của kiểu gen có gen a trong quẩn thể

Cá thể mang gen a gồm có,

có tỉ lệ

 Cá thể không mang gen a chiếm tỉ lệ

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất           

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể mang alen lặn a là

Bài 16.

Bước 1: Tìm tần số của alen

– Tìm tần số alen A:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân là

Thân cao : thân thấp = (27% + 9%): (48% + 16%) = 36% : 64%.

Cây thân thấp (aa) có tỉ lệ = 0,64

Tần số

Tần số A = 0,2

– Tìm tần số alen B:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc hoa là

Hoa đỏ : hoa trắng = (27% + 48%): (9% + 16%) = 75% : 25%.

Cây hoa trắng (bb) có tỉ lệ = 0,25

 Tần số

 Tần số B = 0,5

Ở F1, cây AABB chiếm tỉ lệ = (0,2)2 x (0,5)2 = 0,01.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình thân cao, hoa trắng ở F1.

Cho các cây thân cao, hoa đỏ lai với nhau để được F1.

Cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- gồm có AABB, AABb, AaBB, AaBb.

Kiểu gen AABB có tỉ lệ = (0,2)2 x (0,5)2 = 0,01

Kiểu gen AaBB có tỉ lệ = 2 x 0,2 x 0,8 x (0,5)2 = 0,08

Kiểu gen AABb có tỉ lệ = (0,2)2 x 2 x 0,5 x 0,5 = 0,02

Kiểu gen AaBb có tỉ lệ = 2 x 0,2 x (0,8) x 2 x 0,5 x 0,5 = 0,16

Các cây thân cao, hoa đỏ có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ

Các cây này cho giao tử là

Các cây này cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là

Vì các cây hoa đỏ có nhiều kiểu gen khác nhau nên phải lập bảng để xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời con

10AB

5Ab

8aB

4ab

10AB

100 AABB

50 AABb

80 AaBB

40 AaBb

5Ab

50 AABb

25 AAbb

40 AaBb

20 Aabb

8aB

80 AaBB

40 AaBb

64 aaBB

32 aaBb

4ab

40 AaBb

20 Aabb

32 aaBb

16 aabb

                          

Số kiểu tổ hợp ở đời con là 27 x 27 = 729

Cây thân cao, hoa trắng (A-bb) gồm có 25 Aabb, 20 Aabb, 20 Aabb.

Ở đời con, cây thân cao, hoa trắng (A-bb) có tỉ lệ

Cây có kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 – 0,09 = 0,91.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là

Bài 17.

Bước 1: Tìm tần số của alen

– Tìm tần số alen A:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân là

Thân cao : thân thấp = (53,76% + 30,24%): (10,24% + 5,76%) = 84% : 16%.

Cây thân thấp (aa) có tỉ lệ = 0,16  , Tần số

 Tần số A = 1 – 0,4 = 0,6

– Tìm tần số alen B:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc quả là

Quả đỏ : quả xanh = (53,76% + 10,24%): (30,24% + 5,76%) = 64% : 36%.

Cây hoa trắng (bb) có tỉ lệ = 0,36 ,Tần số

Tần số B = 1 – 0,6 = 0,4

Cấu trúc di truyền theo gen A là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1

Cấu trúc di truyền theo gen B là 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong số các cá thể thân cao, quả xanh.

– Cây thân cao, quả xanh có kí hiệu kiểu gen A-bb có tỉ lệ 30,24% = 0,3024

Trong đó cây thuần chủng có kiểu gen AAbb có tỉ lệ = 0,36 x 0 16 = 0 0576

 Trong số các cây thân cao, quả xanh thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng có tỉ lệ = 1 – 0,19 = 0,81.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, quả xanh, xác suất để thu được 2 cây thân cao thuần chủng là

Bài 18.

Bước 1: Tìm tần số của alen

– Tìm tần số alen A:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân là

Thân cao : thân thấp = (53,76% + 30,24%): (10,24% + 5,76%) = 84% : 16%.

Cây thân thấp (aa) có tỉ lệ = 0,16

 Tần số

 Tần số A = 1 –  0,4 = 0,6

– Tìm tần số alen B:

Tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc quả là

Quả đỏ : quả xanh = (53,76% + 10,24%): (30,24% + 5,76%) = 64% : 36%.

Cây hoa trắng (bb) có tỉ lệ = 0,36

 Tần số

Tần số B = 1 – 0,6 = 0,4

Cấu trúc di truyền theo gen A là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1

Cấu trúc di truyền theo gen B là 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể thuần chủng ở F1.

Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân thấp, quả xanh để được F1 thì kết quả tương tự với việc cho tất cả các cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân thấp, quả xanh.

Cây thân cao, hoa đỏ cỏ kí hiệu kiểu gen A-B- gồm có AABB, AABb, AaBB, AaBb.

Kiểu gen AABB có tỉ lệ = 0,36 x 0,16 = 0,0576

Kiểu gen AaBB có tỉ lệ = 0,48 x 16 = 0,0768

Kiểu gen AABb có tỉ lệ = 0,36 x 0,48 = 0,1728

Kiểu gen AaBb có tỉ lệ = 0,48 x 0,48 = 0,2304

Các cây thân cao, hoa đỏ có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ

Các cây này cho giao tử là

Các cây này cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là

Cây thân thấp, quả xanh có kiểu gen aabb nên chỉ có 1 loại giao tử là ab.

Cho các cây quả đỏ lai với cây thân thấp, quả xanh.

Ta có bảng:

25AB

15Ab

10aB

6ab

1ab

25 AaBb

15 Aabb

10 aaBb

6 aabb

                                    

Ở đời F1, chỉ có cây aabb là cây thuần chủng.

Cây thuần chủng có tỉ lệ

Cây có kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 – 0,107 = 0,893.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cây F1, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

Bài 19.

Bước 1:  Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

– Cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 36%  Cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 64%.       

– Vì quần thể đang cân bằng về di truyền nên tần số

– Vậy tần số của alen a là 0,8; alen A là 0,2.

– Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa đỏ của quần thể.

Cây hoa đỏ gồm có 0,04AA + 0,32Aa.

Trong số các cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

– Xác suất để trong 6 cây, không có cây nào thuần chủng là

Lấy ngẫu nhiên 6 cây hoa đỏ, xác suất để có ít nhất 1 cây thuần chủng là

= 1 – 0,49 = 0,51.        

Bài 20.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Theo gen A thì cấu trúc di truyền là 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.

Theo gen B thì cấu trúc di truyền là 0,25BB + 0,5Bb + 0,25bb = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội

– Cá thể mang hai tính trạng trội được kí hiệu là A-B- có tỉ lệ

= (1 – aa)(1 – bb) = (1 – 0,36).(1 – 0,25) = (0,64).(0,75) = 0,48.

– Trong quần thể, cá thể mang hai tính trạng trội thuần chủng (AABB) có tỉ lệ

= (0,4)2.(0,5)2 = 0,16 x 0,25 = 0,04.   

 Trong số các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy 2 cá thể mang hai tính trạng trội, xác suất để được cá thể thuần chủng là

Bài 21.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

– Cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 64% ® Cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 36%.

– Vì quần thể đang cân bằng về di truyền nên tần số

– Vậy tần số của alen a là 0,6, alen A là 0,4.

– Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa đỏ của quần thể.

Cây hoa đỏ gồm có 0,16AA và 0,48Aa.

 Trong số các cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

,

 cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

– Trong 10 cây được lấy, xác suất để không có cây nào thuần chủng

Xác suất để trong 10 cây được lấy, có ít nhất 1 cây thuần chủng là

Bài 22.

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

– Tần số của alen

 Tần số alen a = 1 – 0,525 = 0,475.

– Tần số của alen

Tần số alen b = 1 – 0,3 = 0,7.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen Aabb ở F2

– Các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên ở đời F2, cấu trúc di truyền đạt cân bằng di truyền.

 Kiểu gen Aabb có tỉ lệ = 2 x 0,525 x 0,475 x (0,7)2 = 0,25.

Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 – 0,25 = 0,75.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen Aabb là

Bài 23.

Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

– Tần số của alen

 Tần số alen a = 1 – 0,4 = 0,6.

– Tần số của alen

Tần số alen b = 1 – 0,375 = 0,625.

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AABB trong số các cá thể thân cao, hoa đỏ (kí hiệu kiểu gen A-B-) ở F2.

– Cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B- có tỉ lệ

= (1 – aa)(l – bb) = (1 – 0,36)(1 – 0,390625) = 0,64 x 0,609375 = 0,39.

Trong đó kiểu gen AABB có tỉ lệ = (0,4)2 x (0,375)2 = 0,0225.

 Trong số các cá thể có kiểu hình thân cao,  hoa màu đỏ thì cá thể thuần chủng có tỉ lệ

Các thể không thuần chủng = 1 – 0,058 = 0,942.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể thân cao, hoa đỏ. Xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là

Bài 24.

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Gọi p là tần số của alen A, q là tần số của alen a, vì quần thể đạt trạng thái cân bằng nên ta có thành phần kiểu gen của quần thể là p2 AA + 2pqAa + q2 aa = 1.

Theo bài ra ta có 2pq = 3q2, mà p = 1 – q

 3q2 = 2q(1 – q) 3q2 – 2q(1- q) = 0; 5q2 – 2q = 0 ;   q = 0,4 ; p =  0,6

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa =           1.

Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng trong quần thể

Cá thể thuần chủng gồm có 0,36AA và 0,16aa chiếm tỉ lệ = 0,36+0,16 = 0,52.

 Cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 0,52;

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 0,52 = 0,48.

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 4 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

                      

b. Các bài trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

D

A

B

A

B

C

B

D

B

C

B

A

C

A

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

A

A

B

C

D

A

A

C

D

B

D

C

A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1087

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống