Chuyên đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Các nhân tố tiến hóa bao gồm quá trình đột biến, di – nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

I. Đột biến

– Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.

– Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.

– Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.

– Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

II. Di – nhập gen

– Di – nhập gen hay dòng gen là hiện tượng lan truyền gen từ quân ftheer này qua quần thể khác.

– Di – nhập gen được thực hiện qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, phát tán quả và hạt; ở động vật là hiện tượng di cư.

– Di – nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

– Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào số cá thể vào – ra khỏi quần thể

III. Giao phối không ngẫu nhiên

– Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm giao phối có chọn lựa, giao phối gần và tự phối.

– Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần số kiểu gen đồng hợp.

– Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

IV. Chọn lọc tự nhiên

– CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể.

– CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó là niến đổi tần số alen của quần thể.

– Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác định.

– CLTN quy định chiều hướng tiến hoá.

-Tốc độ làm thay đổi tần số alen của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố:

– Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

– Chọn lọc chống lại alen lặn: tốc độ đào thải chậm hơn và không thể đào thải hết được alen lặn ra khỏi quần thể.

V. Các yếu tố ngẫu nhiên

– Trong trường hợp không có đột biến hoặc CLTN hay di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể vẫn có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra.

– Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đối với các quần thể có kích thước nhỏ, không có hướng xác định

– Yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1059

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống