Đề kiểm tra 1 tiết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 4 (Đề 3)

Câu 1: Đốt cháy 5,6 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 2 : Cho 2,16 gam một kim loại R hoá trị III tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2O3. Xác định tên và kí hiệu hoá học của kim loại R.

Câu 3: Một loại quặng sắt manhetit chứa 90% Fe3O4. Tính khối lượng của Fe có trong 1 tấn quặng trên.

Câu 4 : Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 2,7 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng axit tạo thành.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Câu 1 : Gọi a là số mol của cacbon và b là số mol của lưu huỳnh.

Ta có : nO2= 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Phản ứng : C + O2 →(−to→ ) CO2 (1)

          (mol) a → a

                     S + O2 −to→ SO2 (2)

          (mol) b → b

Theo đề bài, ta có hệ phương trình: {12a+32b=5,6 và a+b=0,3 <→ {(a=0,2 mol và b=0,1 mol)

Vậy mC = 0,2 x 12 = 2,4 (gam); mS = 0,1 x 32 = 3,2 (gam).

Câu 2: Phản ứng: 4R + 3O2 →(−to→ ) 2R2O3

                    (gam) 4R                    2(2R+48)

                    (gam) 2,16                    4,08

4R/2,16= (2(2R+48))/4,08 → 4,08R = 2,16R + 51,84

1,92R = 51,84 → R = 27: Nhôm (Al).

Câu 3: Khối lượng Fe3O4 có trong 1 tấn quặng là: 1 x 90/100 = 0,9 (tấn).

Trong 232 gam Fe3O4 có chứa 168 gam Fe.

0,9 tấn Fe3O4 có chứa a gam Fe.

A = (0,9 x 168)/232= 0,6517 (tấn).

Câu 4: Ta có: nP2 O5 )= 5,68/142 = 0,04 (mol) và nH2 O)= 2,7/18 = 0,15 (mol)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (1)

(mol) 0,04 → 0,08

Lập tỉ số : nP2 O5/1= 0,04/1< nH2 O/3= 0,15/3

Sau phản ứng (1) thì P2O5 hết.

Từ (1) → nH3 PO4= 0,08 (mol) → mH3 PO4= 0,08 x 98 = 7,84 (gam).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1003

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống