Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Hóa Học (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

    Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học

    Thời gian: 60 phút

Đề bài:

Câu I : (2,0 điểm) Cho các chất: CuO ; Ag ; NaOH ; Zn ; Na2SO4

1. Những chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra?

Câu II : (2,0 điểm) Viết các phương trình hoá học xảy ra theo chuỗi biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

Câu III : (2,0 điểm)

1. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trong các lọ mất nhãn: H2SO4; CH3COOH; BaCl2; NaOH. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có)

2. Nêu phương pháp làm sạch khí C2H2 bị lẫn các khí CO2 và SO2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).

Câu IV : (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam một kim loại M (M có hoá trị II trong hợp chất) dung dịch HCl 1M dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (ở đktc)

1. Xác định kim loại M.

2. Để trung hoà axit dư trong A cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.

Câu V : (2,0 điểm) Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí gồm CH4; C2H4; C2H2 vào dung dịch brom dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra và có 80,0 gam brom đã tham gia phản ứng.

Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu (biết thể tích các khí đều đo ở cùng đktc)

Cho biết: O = 16; Br = 80; H = 1; C = 12; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; Ba = 137; Cl = 35,5; Zn = 65.

Đáp án & Thang điểm

Câu I.

1. Những chất tác dụng được với H2SO4 loãng là: CuO; NaOH; Zn.

2. PTHH:

  CuO + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + H2O

  2NaOH + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + 2H2O

  Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 (↑).

Câu II.

  1.

  2. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓) + 2NaCl

  3. Mg(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + 2H2O

  4. (CH3COO)2Mg + Na2CO3 → MgCO3 (↓) + 2CH3COONa.

Câu III.

1.

– Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

– Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử:

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → H2SO4; CH3COOH (nhóm I)

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH

+ Nếu quỳ tím không đổi màu → BaCl2.

– Phân biệt các hóa chất ở nhóm I: Sử dụng BaCl2 vừa nhận ra làm thuốc thử.

+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện → H2SO4

  BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2HCl

+ Nếu không có hiện tượng gì → CH3COOH.

– Dán nhãn các lọ.

2.

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng nước vôi trong dư; SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình; C2H2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được C2H2 tinh khiết.

  SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 (↓) + H2O

  CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 (↓) + H2O

  C2H2 + Ca(OH)2 → không phản ứng.

Câu IV.

Câu V.

Gọi số mol của CH4; C2H4 và C2H2 lần lượt là x, y và z (mol)

Thay x = 0,1 vào (1) có y + z = 0,3 (3)

Từ (2) và (3) giải hệ phương trình được y = 0,1 và z = 0,2.

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cùng là tỉ lệ về số mol

box-most-viewed-courses

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1006

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống