Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Hóa Học (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

    Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học

    Thời gian: 60 phút

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; N = 14; P = 31; S = 32; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ag = 108; Zn = 65; Si = 28; Cl = 35,5; Ba = 137.

A. Phần trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D phương án chọn đúng.

Câu 1. Oxit bazơ là

 A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 C. Hợp chất của oxi với một phi kim.

 D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 2. Chọn dãy chất đều là oxit:

 A. NaCl, CaCl2, MgCl2, FeCl2

 B. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

 C. Na2O, CaO, MgO, FeO

 D. Na, Ca, Mg, Fe

Câu 3. Đốt cháy cacbon trong khí oxi tạo khí cacbonic. Hỏi đáp án nào là PTHH biểu diễn quá trình trên?

 A. C + O2 → CO2

 B. C + 2O2 → 2CO2

 C. C + 2O2 → CO2

 D. 2C + O2 → 2CO

Câu 4. Cho biết tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên tối giản) của các các chất trong PTHH sau là

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

 A. 7

 B. 8

 C. 9

 D. 10

Câu 5. Để nhận biết các dung dịch: HCl, Na2SO4, NaOH đựng trong lọ mất nhãn người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

 A. BaCl2

 B. KMnO4

 C. Quỳ tím

 D. AgNO3

Câu 6. Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 4,5g

 B. 7,6g

 C. 6,8g

 D. 7,4g

Câu 7. Dẫn 2,24 lít khí CO2 vào bình chứa 100 ml dung dịch NaOH 1M. Muối thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

 A. NaHCO3.

 B. Na2CO3.

 C. NaHCO3 và Na2CO3.

 D. không xách định được.

Câu 8. Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là

 A. Fe

 B. Sn

 C. Zn

 D. Al

Câu 9. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

 A. Làm quỳ tím hoá xanh

 B. Làm quỳ tím hoá đỏ

 C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hiđro

 D. Không làm đổi màu quỳ tím

Câu 10. Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu nào sau đây?

 A. NaOH, Na2CO3, AgNO3

 B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3

 C. KOH, AgNO3, NaCl

 D. NaOH, Na2CO3, NaCl

Câu 11. Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là:

 A. Al

 B. Mg

 C. Zn

 D. Cu

Câu 12. Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

 A. dd NaOH

 B. dd NH3

 C. dd NaCl

 D. Quì tím

Câu 13. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

 A. Cl, Si, S, P.

 B. Cl, Si, P, S.

 C. Si, S, P, Cl.

 D. Si, P, S, Cl.

Câu 14. Hiđrocacbon nào sau đây phản ứng cộng với brom?

 A. CH3CH2CH3.

 B. CH3CH3.

 C. C2H4

 D. CH4.

Câu 15. Axit axetic không thể tác dụng được với chất nào?

 A. Mg

 B. Cu(OH)2.

 C. Na2CO3

 D. Ag.

Câu 16. Số ml rượu etylic có trong 250ml rượu 45 độ là

 A. 250ml

 B. 215ml

 C. 112,5ml

 D. 275ml

Câu 17. Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

 A. 19,625 gam

 B. 15,7 gam

 C. 12,56 gam

 D. 23,8 gam

Câu 18. Tính chất vật lý của axit axetic là

 A. Chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

 B. Chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.

 C. Chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.

 D. Chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Phần tự luận

Câu 1. (1,5 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

a/ C6H6 + Br2 → … + …

b/ C2H2 + Br2 → …

c/ CH3COOH + CaCO3 → … + … +…

d/ CH3COONa + … → CH3COOH + …

e/ CH3COOC2H5 + …→ CH3COONa + …

g/ C6H12O6 + Ag2O → … + …

Câu 2 (2 điểm): Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3 (2.0 điểm) Biết 2,24 lít khí cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.

a. Viết phương trình xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Đáp án & Thang điểm

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1. D

Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Vd: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

Câu 2. C

Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.

→ Na2O, CaO, MgO, FeO là oxit.

Câu 3. A

  C + O2 → CO2.

Câu 4. C

  MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

→ Tổng hệ số cân bằng của PTHH là: 1 + 4 + 1 + 1 + 2 = 9.

Câu 5. C

Sử dụng quỳ tím

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH.

+ Quỳ tím không đổi màu → Na2SO4.

Câu 6. C

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

Câu 7. A

→ Sau phản ứng CO2 và NaOH hết thu được muối NaHCO3.

Câu 8. D

Giả sử D sai. Theo các đáp án A, B, C → muối thu được là ASO4.

PTHH:

Câu 9. A

  

→ Sau phản ứng Ba(OH)2 dư. Dung dịch thu được làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 10. A

Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết NaOH, Na2CO3, AgNO3

Hiện tượng:

+ Có kết tủa trắng → AgNO3

  HCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + HNO3

+ Có khí thoát ra → Na2CO3

  2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

+ Không hiện tượng → NaOH

  NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 11. C

Vì đề bài yêu cầu xác định kim loại mà chưa cho hóa trị, các đáp án chỉ có Al là hóa trị III, do đó để giải quyết bài toán đơn giản hơn ta có thể giả sử kim loại M có hóa trị II để giải, nếu tìm không phải kim loại hóa trị II ta chọn đáp án Al. Còn nếu đề bài cho các kim loại có hóa trị biến đổi từ I đến III, khi đó ta giải trường hợp tổng quát với n là hóa trị của kim loại M.

Giả sử kim loại có hóa trị II

Số mol của FeCl2: n = CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Câu 12. A

Sử dụng dung dịch NaOH

+ Có kết tủa trắng → MgCl2

  MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓ trắng) + 2NaCl

+ Có kết tủa trắng xanh, để trong không khí một thời gian kết tủa chuyển sang nâu đỏ → FeCl2

  FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh) + 2NaCl

  4Fe(OH)2 ↓ + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

+ Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan khi NaOH dư → AlCl3

  AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 (↓ keo trắng) + 3NaCl

  Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

+ Không có hiện tượng gì → KCl

Câu 13. D

Ta có Si, P, S, Cl thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn.

Có điện tích hạt nhân: Si < P < S < Cl nên tính phi kim Si < P < S < Cl.

Câu 14. C

Trong cấu tạo phân tử C2H4 có chứa 1 liên kết đôi, nên C2H4 có thể tham gia phản ứng cộng với brom.

Câu 15. D

Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 ↑ + H2O

Ag + CH3COOH → không phản ứng do Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

Câu 16. C

Câu 17. C

  

Do H = 80% nên khối lượng brombenzen thu được là: 0,1.157.80%=12,56 gam.

Câu 18. D

Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Phần tự luận

Câu 1. Viết đúng mỗi phương trình hóa học 0,25 điểm

Câu 2.

Số mol NaOH = 0,4.0,5 = 0,2 mol

PTHH:

  CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Theo PTHH có: nCH3COOH = nNaOH = 0,2 mol

Khối lượng CH3COOH: mCH3COOH = 0,2.60 = 12 gam

Câu 3.

box-most-viewed-courses

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1032

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống