Công nghệ 7 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Môi trường sống của tôm, cá có gì khác so với môi trường sống của vật nuôi trên cạn?

Trả lời:

Môi trường sống của tôm, cá có điểm khác so với môi trường sống của vật nuôi trên cạn là: môi trường sống của tôm, cá là dưới nước có nhiệt độ trung bình trong nước, có ít không khí hơn môi trường của vật nuôi trên cạn. Đồng thời thức ăn là thực vật phù du, ấu trùng, rong cám.

(trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Cá, tôm thường ăn những loại thức ăn nào?

Trả lời:

– Cá, tôm thường ăn các loại thức ăn: Thực vật phù du, động vật phù du, giun, ấu trùng, rong, cám, và một số thức ăn thừa của con người.

(trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Khi nuôi cá hoặc tôm, người ta thường tiến hành những công việc nào?

Trả lời:

– Khi nuôi cá hoặc tôm, người ta thường tiến hành những công việc nào:

    + Lựa chọn giống nuôi.

    + Chọn vị trí nuôi.

    + Vệ sinh nước và đất đáy ao.

    + Lựa chọn thức ăn.

    + Phòng bệnh cho tôm cá.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1 (trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Môi trường nuôi trồng thủy sản

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

(trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 1: Khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản?

A. Làm thay đổi nhiệt độ của nước

B. Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng

C. Làm thay đổi màu nước

D. Làm thay đổi độ pH của nước

Trả lời:

– Khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản?

   A. Làm thay đổi nhiệt độ của nước

Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng

   C. Làm thay đổi màu nước

   D. Làm thay đổi độ pH của nước

(trang 63 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 2: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước

B. Lượng khí ô-xi hòa tan trong nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Muối hòa tan trong nước

Trả lời:

– Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

   A. Độ trong của nước

Lượng khí ô-xi hòa tan trong nước

   C. Nhiệt độ của nước

   D. Muối hòa tan trong nước

(trang 63 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 3: Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?

A. Bón nhiều phân hữu cơ

B. Dọn bớt các thực vật sống trong nước (thực vật thủy sinh)

C. Bón nhiều phân vô cơ vào ao nuôi

D. Bón vôi vào ao

Trả lời:

– Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?

      A. Bón nhiều phân hữu cơ

Dọn bớt các thực vật sống trong nước (thực vật thủy sinh)

   C. Bón nhiều phân vô cơ vào ao nuôi

   D. Bón vôi vào ao

(trang 63 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 4: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả cá, tôm có ảnh hưởng tới tính chất nào của nước?

A. Các muối hòa tan trong nước

B. Độ pH của nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Các khí hòa tan trong nước

Trả lời:

– Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả cá, tôm có ảnh hưởng tới tính chất nào của nước?

   A. Các muối hòa tan trong nước

   B. Độ pH của nước

   C. Nhiệt độ của nước

Các khí hòa tan trong nước

2 (trang 64 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Thức ăn của động vật thủy sản

(trang 65 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường được dùng để nuôi động vật thủy sản. Gia đình hoặc địa phương em thường sử dụng những thức ăn nào khi nuôi cá, tôm hoặc động vật thủy sản?

Trả lời:

– Các loại thức ăn nhân tạo thường được dùng để nuôi động vật thủy sản là:

    + Thức ăn tinh: là những loại thức ăn có nhiều chất bột, nhiều prôtêin, như các loại cám, bã, phế phụ phẩm lò mổ…

    + Thức ăn thô: như các loại phân chuồng, phân xanh, nước thải sinh hoạt,…

– Gia đình em và địa phương dùng cả hai loại thức ăn nhân tạo trên trộn với tỷ lệ nhất định để nuôi động vật thủy sản.

(trang 65 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại thức ăn nuôi cá, tôm

Trả lời:

– Mối quan hệ dinh dưỡng hòa tan trong nước:

    + Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn của thực vật phù du, vi khuẩn, và thực vật đáy.

    + Thực vật phù dù và chất vẩn là thức ăn của động vật phù du.

    + Chất vẩn, động vật phù du là thức ăn của động vật đáy.

    + Thực vật phù du, vi khuẩn, thực vật đáy, thực vật có mạch, động vật đáy, chất vẩn là thức ăn của cá, tôm.

(trang 65 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Từ mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá và tôm, em hãy cho biết làm thế nào để tăng nguồn thức ăn cho cá, tôm.

Trả lời:

– Để tăng nguồn thức ăn cho cá, tôm cần tăng lượng chất dinh dưỡng hòa tan trong nước để làm tăng lượng thức ăn cho cá, tôm.

3 (trang 65 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kĩ thuật nuôi cá, tôm

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

(trang 66 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 1: Vệ sinh, tầy trừ ao trước khi cho nước sạch vào để thả cá, tôm có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi

B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá

C. Làm giảm độ chua của nước ao

D. Giảm hiện tượng cá nổi đầu

Trả lời:

– Vệ sinh, tầy trừ ao trước khi cho nước sạch vào để thả cá, tôm có tác dụng gì:

   A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi

Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá

   C. Làm giảm độ chua của nước ao

   D. Giảm hiện tượng cá nổi đầu

(trang 67 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 2: Cho cá, tôm ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm ao, hồ?

A. Cho ăn ít thức ăn

B. Cho thức ăn vào giàn, máng và cho ăn theo 4 định, ăn ít – nhiều lần

C. Thỉnh thoảng mới bổ sung thức ăn nhân tạo vào ao nuôi.

D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và tăng cường bón phân hữu cơ vào ao.

Trả lời:

– Cho cá, tôm ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm ao, hồ?

   A. Cho ăn ít thức ăn

Cho thức ăn vào giàn, máng và cho ăn theo 4 định, ăn ít – nhiều lần

   C. Thỉnh thoảng mới bổ sung thức ăn nhân tạo vào ao nuôi.

   D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và tăng cường bón phân hữu cơ vào ao.

(trang 67 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 3: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm công việc gì?

A. Thường xuyên cung cấp nhiều thức ăn vào ao nuôi

B. Tẩy dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những sinh vật gây hại cho tôm, cá

C. Thường xuyên kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường.

D. Trồng nhiều cây xanh quanh ao nuôi tôm, cá.

Trả lời:

– Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm công việc gì:

   A. Thường xuyên cung cấp nhiều thức ăn vào ao nuôi

   B. Tẩy dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những sinh vật gây hại cho tôm, cá

Thường xuyên kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường.

   D. Trồng nhiều cây xanh quanh ao nuôi tôm, cá.

(trang 67 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 4: Làm thế nào để phòng bệnh cho cá, tôm?

A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả cá, tôm và cho ăn đúng kĩ thuật

B. Cho ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn đạm để tôm, cá tăng sức đề kháng.

C. Trồng nhiều thực vật thủy sinh vào ao

D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Trả lời:

– Làm thế nào để phòng bệnh cho cá, tôm:

Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả cá, tôm và cho ăn đúng kĩ thuật

   B. Cho ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn đạm để tôm, cá tăng sức đề kháng.

   C. Trồng nhiều thực vật thủy sinh vào ao

   D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

(trang 67 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Câu 5: Muốn nuôi cá, tôm đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh, cần phải làm thế nào?

   A. Thực hiện đầy đủ các biện pháp: cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả tôm, cá; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng bệnh tốt cho tôm, cá.

   B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật

   C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt

   D. Chỉ cần cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống

Trả lời:

– Muốn nuôi cá, tôm đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh, cần phải làm thế nào:

Thực hiện đầy đủ các biện pháp: cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả tôm, cá; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng bệnh tốt cho tôm, cá.

   B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật

   C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt

   D. Chỉ cần cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống

– D. Hoạt động luyện tập và vận dụng

(trang 67 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Nước của ao, hồ, đầm nuôi thủy sản có ba màu chính: Nước có màu vàng nõn chuối hoặc vàng lục là nước có chứa nhiều thức ăn dễ tiêu cho cá, được gọi là nước béo. Nước có màu tro đục, xanh đồng là nước biểu hiện nước nghèo thức ăn tự nhiên, được gọi là nước gầy. Nước có màu đen, mùi thối là nước có nhiều khí độc, được gọi là nước bệnh.

Em hãy quan sát màu nước ao, hồ ở gần nơi em ở xem có màu gì và đánh giá nước ao, hồ đó là nước béo, nước gầy hay nước bệnh.

Trả lời:

Sau khi quan sát, em thấy nước ở ao gần địa phương em có màu tro đục, vì vậy đây là nước bệnh.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 69 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Sinh vật phù du là gì? Sinh vật phù du có vai trò như thế nào trong các thủy vực nuôi thủy sản?

Trả lời:

– Sinh vật phù du, hay phiêu sinh vật, là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương.

– Vai trò của sinh vật phù du trong các thủy vực nuôi thủy sản là rất quan trọng vừa là nguồn thức ăn tự nhiên vừa giúp ổn định chất lượng nguồn nước ao nuôi. Do đó, việc duy trì các sinh vật nguyên sinh trong ao nuôi sẽ giúp con tôm phát triển nhanh đồng thời giảm bớt một số khoản chi phí trong quá trình nuôi.

(trang 69 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Hiện tượng nổi đầu của cá vào sáng sớm

Trả lời:

– Hiện tượng cá nổi đầu vào sáng sớm: Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá chủ yếu là do thiếu oxy trong nước. Thường trong ao nuôi có các loài rong tảo phát triển, vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời thì chúng quang hợp thải ra oxy trong nước cung cấp cho cá nên ban ngày không thiếu oxy, ban đêm không có ánh sáng thì các loài rong tảo này hấp thu oxy làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm dần, đến khoảng 5 – 6 giờ sáng thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất, nên lúc này cá ngoi đầu lên mặt nước để lấy oxy trong không khí. Để khắc phục, ta cần chú ý vấn đề rong tảo trong ao nuôi, tảo phát triển càng nhiều thì càng dễ thiếu oxy. Có thể giảm mật độ tảo bằng cách thay nước trong ao. Tuy nhiên, nếu oxy trong nước thiếu nhẹ tức là cá nổi đầu mà vẫn lội linh hoạt, khi vỗ tay cá sẽ giật mình lặn xuống thì đó là bình thường không cần phải khắc phục. Còn khi cá nổi đầu thành từng đàn thường tập trung ở gốc ao, lờ đờ và không có phản ứng với tiếng động hoặc cá nổi đầu đến sau 8 giờ sáng mà không lặn thì đã thiếu oxy trầm trọng, cần phải thay nước ngay nếu không sẽ dẫn đến chết cá.

(trang 69 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Thức ăn thường dùng để nuôi tôm, cá

Trả lời:

– Thực ăn thường dùng để nuôi tôm cá là phân lân, phân đạm, cám…

(trang 69 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kĩ thuật nuôi tôm, cá

Trả lời:

– Kĩ thuật nuôi tôm cá:

    + Bước 1: Cải tạo, xử lý nước và đất đáy ao.

    + Bước 2: Cho cá, tôm ăn.

    + Bước 3: Quản lý ao nuôi: kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của cá.

    + Bước 4: Phòng trị bệnh cho cá, tôm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1128

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống