Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Gdcd Lớp 7 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 12 trang 36 ngắn nhất:

a) Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình?

Trả lời:

   – Lịch làm việc, học tập của Hải Bình rất cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, quan sát kĩ ta có thể thấy nó thiếu hoạt động trong thời gian từ 11h30 trưa đến 14h. Trong khoảng thời gian này, Hải Bình có thể lên kế hoạch về thời gian ăn trưa và ngủ trưa.

   – Nó cân bằng giữa học, làm việc và giải trí. Tuy nhiên, thời gian xem tivi hơi nhiều.

   – Nội dung kế hoạch nói lên nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (đến thư viện, sinh hoạt câu lạc bộ)

b) Em có nhận xét gì vé tính cách của bạn Hải Bình?

Trả lời:

   – Hải Bình là người có tỉnh chủ động, tự giác.

   – Không cần ai nhắc nhở, bạn tự chủ động lên kế hoạch ngay sau khi khai giảng.

c) Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại những kết quả gì?

Trả lời:

   – Hải Bình sẽ có thể học tốt nếu thời gian học đều đặn như vậy.

   – Bạn ý sẽ giỏi tin học, ngoại ngữ và trở nên năng động hơn khi tham gia các CLB.

   – Là một người con ngoan khi biết dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ bố mẹ.

d) Tại sao phải làm việc có kế hoạch ? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì?

Trả lời:

   – Làm việc có kế hoạch là thể hiện sự tôn trọng với chính bản thân và những người xung quanh. Khi làm việc có kế hoạch chúng ta sẽ không lo làm thiết công việc nào đó.

   – Nếu làm việc không có kế hoạch, chúng ta sẽ không kiểm soát được mình còn thiếu công việc gì, sẽ làm việc vô tổ chức, không đảm bảo tiến trình hoàn thiện công việc.

   – Dễ bị dao động, khó tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất.

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 12 trang 36, 37, 38 ngắn nhất:

a) Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

Trả lời:

   Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

b) Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh) và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.

   Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh và Phi Hùng ?

Trả lời:

   Cách sống và làm việc của Vân Anh và Phi Hùng hoàn toàn trái ngược nhau:

   – Vân Anh sống và làm việc có kế hoạch, biết đặt ra mục tiêu và thực hiện mục tiêu đó. Nhưng cách làm việc của Vân Anh không cứng nhắc, khi nào có việc bận bạn ý đều điều chỉnh cho hợp lí. Vân Anh nhất định sẽ học tập và làm việc hiệu quả.

   – Phi Hùng không biết làm kế hoạch gì, sống không có kế hoạch, tổ chức. Không điều chỉnh thời gian hợp lí, bạn ý nhất định sẽ không đạt kết quả học tập tốt.

c) Em hãy so sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh và nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.

Trả lời:

   – Ưu điểm của Hải Bình là tương đối hợp lí nhưng dành nhiều thời gian xem tivi và thiếu bảng cột về thời gian nghỉ ngơi, ăn uống.

   – Ưu điểm của Vân Anh cũng tương đối hợp lí nhưng bản của Vân Anh quá chi tiết, những nội dung công việc hàng ngày đều làm thì không nhất thiết đưa vào bản kế hoạch.

d) Có quan niệm cho rằng : chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối? Vì sao?

Trả lời:

   Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân.

đ) Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không? Vì sao?

Trả lời:

   – Học sinh hãy tham khảo kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh để tự xây dựng một kế hoạch phù hợp cho bản thân dựa trên các công việc mình phải làm.

   – Khi xây dựng kế hoạch hãy tham khảo ý kiến bố mẹ, vì họ sẽ giúp các em điều chỉnh thời gian và lượng công việc cho phù hợp.

e) Hãy trao đổi trước nhóm, tổ (hoặc lớp) về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc của cá nhân hàng tuần. Phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt kế hoạch đó.

Trả lời:

   – Từ bản kế hoạch làm việc một tuần em vừa lập nên, hãy trao đổi với bạn trong tổ, trong lớp về việc thực hiện kế hoạch của em.

   – Hãy nêu những kế hoạch em làm được, những kế hoạch chưa làm được, tìm nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực hiện tốt nên nhé.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1033

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống