Chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu c1 (trang 260 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Nếu sử dụng thị kính như một kính lúp để quan sát ảnh A1B1 thì A1B1 phải được đặt ở đâu.

Lời giải:

Nếu sử dụng thị kính như một kính lúp để quan sát ảnh A1B1 thì A1B1 phải được đặt trong khoảng từ tiêu điểm vật F2 tới quang tâm O2 của thị kính để ảnh qua thị kính A2B2 là ảnh ảo và lớn hơn A1B1

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Câu 1 (trang 262 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy trình bày cấu tạo và giải thích tác dụng của kính hiển vi.

Lời giải:

• Cấu tạo:

Bộ phận chính là hai thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài mm) cho ta ảnh thật của vật được phóng đại, thị kính O2 có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm) dùng làm kính lúp để quan sát ảnh này.

Sơ đồ tạo ảnh:

• Giải thích tác dụng:

Kính hiển vi là một dụng cụ quang học học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của các vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn nhiều so với độ bội giác của kính lúp.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Câu 2 (trang 262 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu cách ngắm chừng đối với kính hiển vi.

Lời giải:

Sơ đồ tạo ảnh:

Vật AB đặt ngoài tiêu điểm vật F1 qua vật kính O1 cho ảnh A1B1 là ảnh thật lớn hơn AB. Điều chỉnh sao cho A1B1 phải nằm trong khoảng từ O2 tới tiêu điểm vật F2 của thị kính O2, để ảnh qua thị kính A2B2 là ảnh ảo và rất lớn hơn A1B1 và nằm trong khoảng [Cc → Cv] của mắt người quan sát.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Câu 3 (trang 262 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy thiết lập các công thức về số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

Lời giải:

Sơ đồ tạo ảnh:

Số bội giác của kính:

Vì α, α0 rất nhỏ nên:

Do đó:

Với

là độ phóng đại của ảnh qua kính hiển vi.

Trường hợp ngắm chừng ở vô cực, từ hình vẽ, ta thấy:

A’2B’2 ở ∞ ⇒ A1B1 ở F2: Chùm tia từ A’2B’2 qua tới mắt là chùm song song. Do đó:

Ta có: ΔA’1B’1F’1 đồng dạng với ΔIO1F’1. Do đó:

Trong đó δ = F’1F2 = độ dài quang học của kính hiển vi.

Thế vào công thức ta được:

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Bài 1 (trang 263 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Lời giải:

Trong kính hiển vi, khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữa không đổi. Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng, ta phải thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Đáp án: A

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Bài 2 (trang 263 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Công thức trong trường hợp nào sau đây là công thức về số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực?

Lời giải:

Công thức về số bộ giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Đáp án: D

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Bài 3 (trang 263 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1 cm, và thị kính với tiêu cự f2 = 4cm. Hai thấu kính cách nhau 17 cm. Tính số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm

Lời giải:

Ta có: f1 = 1 cm; f2 = 4 cm; O1O2 = 17 cm; Đ = 25 cm

⇒ O1O2 – (f1 + f2) = 17 – (1 + 4) = 12 cm

Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Đáp số: G = 75

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

Bài 4 (trang 263 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học δ = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 250 mm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Hãy xác định:

a) Khoảng cách từ vật đến vật kính trong trường hợp ngắm chừng này.

b) Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

c) Góc trông ảnh, biết AB = 2 μm.

Lời giải:

f1 = 4 mm; f2 = 20 mm; δ = 156 mm; Đ = 250 mm. Mắt đặt tiêu điểm ảnh của thị kính nên: l = f2 = 20 mm

Sơ đồ tạo ảnh qua kính hiển vi

a = O1O2 = δ + f1 + f2 = 156 + 4 + 20 = 180 mm

a) Xác định vị trí của vật trước (L1)

Quan sát viên có mắt không bị tật nên có thể thấy rõ vật từ cực cận Cc (Đ = 20 cm) đến cực viễn Cv (vô cùng). Qua kính hiển vi người này quan sát được vật AB khi ảnh ảo A2B2 của nó nằm trong khoảng từ Cc đến Cv.

+ Khi ảnh ảo A2B2 ở tại cực cận Cc, ta có:

d’2c = -OC2 = -250 mm

+ Khi ảnh ảo A2B2 ở tại cực viễn Cv, ta có:

d’2c = -∞ ⇒ d2v = f2 = 20 mm

Vậy phải đặt vật trong khoảng từ 4,1016 mm đến 4,1026 mm trước vật kính L1

b) Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:

c) Góc trông ảnh: α = G.α0

Trong đó:

⇒ α = 8.10-6.487,5 = 3,9.10-3 rad

Đáp số: a) 4,1016 mm ≤ d1 ≤ 4,1026 mm

b) G = 487,5 ;    

c) α = 3,9.10-3 rad

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 262)

Giải Bài tập (trang 263)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 995

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống