Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Với giải bài tập Đạo đức lớp 2 Bài 7: Bảo quản đồ dùng cá nhân trang 33 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Đạo đức lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Đạo đức lớp 2 Bài 7: Bảo quản đồ dùng cá nhân trang 33.
Khởi động (trang 33)
Em cùng các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn ?”
Lời giải chi tiết
Học sinh được chia thành hai đội, các đội có nhiệm vụ kể tên các đồ dùng cá nhân. Đội nào kể được nhiều hơn thì sẽ giành chiến thắng
– Các đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo, sách vở, giường ngủ, đồ chơi, mũ, giày dép, cặp sách, hộp bút,……
Khám phá (trang 34)
1, (trang 34) Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
– Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo quản đồ dùng cá nhân
– Em hãy kể thêm những việc làm cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân
Lời giải chi tiết
– Trang 1 : bạn đã ghi tên vào cặp sách để không bị nhầm lẫn đồ với bạn khác
Tranh 2: khi chơi xong đồ chơi bạn đã cất vào tủ
Tranh 3: bạn đã lau giày để bảo quản giày giày luôn sạch sẽ
– Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân :
+ Đối với đồ dùng học tập : nên sắp xếp theo từng loại ở từng vị trí và để đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng; dán tên lên gặp để tránh nhầm lẫn; không nên tẩy xóa nhiều trong vở ;….
+ Cách bảo quản mũ, nón, giày dép, túi xách: nên treo mũ nón, túi xách ngay ngắn đúng nơi quy định; xếp giày dép ngay ngắn thẳng hàng từng theo từng loại; vệ sinh thường xuyên ;…
+ Cách bảo quản đồ chơi: sử dụng đồ chơi nhẹ nhàng khi chơi; nên xếp đồ chơi ngay ngắn và phân chia theo từng loại giữ gìn đồ chơi sạch đẹp;….
2,(trang 34)Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
– Điều gì đã xảy ra khi Mai không biết bảo quản bút ?
– Theo em việc bảo quản đồ dùng cá nhân có ít lợi gì ?
Lời giải chi tiết
– Khi ai viết xong đã không để đóng nắp bút và để bút cẩn thận vào hộp thế nên bút hay bị rơi, ngòi hay bị hỏng.
– Việc bảo quản đồ dùng cá nhân có rất nhiều ích lợi:
+ Giúp đồ dùng cá nhân sẽ luôn sạch sẽ, bền đẹp, sử dụng bền lâu.
+ Tiết kiệm tiền, công sức cho bố mẹ, người thân.
+ Rèn luyện tính, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng đồ dùng cá nhân
Luyện tập (trang 35 – 36)
1, (trang 35) Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào? Vì sao ?
Lời giải chi tiết
– Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì bạn đã biết cách bảo quản đồ dùng học tập của mình: đọc sách, dán nhãn vở để giữ gìn chúng luôn mới và sạch đẹp, đồng thời giúp bạn rèn luyện thói quen cẩn thận
– Em không đồng tình với việc làm của bạn Bình và Hoa.
Bạn Bình chưa biết cách bảo quản đồ dùng học tập của mình. Cặp sách vứt xuống sân trường sẽ có rất nhiều bụi bẩn và làm cặp nhanh bị cũ và hỏng, rách rách rách.
Bạn Hoa chưa biết cách bảo quản đồ chơi.
Việc làm của hai bạn nếu lập lại nhiều lần sẽ tạo thành thói quen cẩu thả thiếu trách nhiệm không biết bảo quản đồ dùng của bản thân
2, (trang 36) Đưa ra lời khuyên cho bạn
Lời giải chi tiết
– Tranh 1: Sau khi rửa mặt xong nên giặt sạch khăn vắt khô và phơi ở trên dưới ánh nắng mặt trời. Làm như vậy thì khăn sẽ luôn sạch sẽ thơm tho và không bị ẩm mốc
– Tranh 2: Bạn Tuấn không nên xé sách vở vì như vậy sẽ nhanh làm hỏng sách vở, thay vào đó bạn nên giữ sách vở sạch đẹp.
– Tranh 3: Mạnh nên để nên để đồ dùng học tập ngay ngắn, đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng để tránh bị rơi, nên kiểm tra thường xuyên đồ dùng học tập tránh việc thất lạc đồ dùng học tập.
Vận dụng (trang 36)
– Kể về những đồ dùng cá nhân của em và cách em bảo quản chúng.
– Em cùng các bạn thực hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân .
– Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
Lời giải chi tiết
– Những đồ dùng cá nhân của em và cách em bảo quản chúng:
+ Bút dùng xong cất luôn vào hộp.
+ Quần áo phơi khô gập gọn gàng và phân loại cất vào tủ.
+ Sách vở được bọc bìa cẩn thận.
– Hằng ngày em hãy cùng các bạn thực hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
– Em hãy quan sát cách bảo quản đồ dùng cá nhân của các bạn và người thân trong gia đình để nhắc nhở đưa ra lời khuyên hợp lý cho mọi người.