Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu hỏi 1 trang 168 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Các tầng đất

1. Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.

2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

cố định

Lời giải:

1. Các tầng đất

– Tầng chưa mùn.

– Tầng tích tụ.

– Tầng đá mẹ.

2. Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

cố định

Câu hỏi 2 trang 168 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Thành phần của đất

1. Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?

2. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

cố định

Lời giải:

1. Các thành phần của đất

– Các thành phần: hạ khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. 

– Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm tới 45%.

2. Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất (chỉ chiếm 5%) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì, chất hữu cơ là:

– Nguồn thức ăn dồi dào, dinh dưỡng cho cây trồng.

– Cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. 

cố định

Câu hỏi 3 trang 169 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.

cố định

Lời giải:

– Các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

– Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, vì:

+ Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch).

+ Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

+ Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

+ Đá mẹ ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

cố định

Câu hỏi 4 trang 170 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đấy pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

cố định

Lời giải:

Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:

– Đất đen thảo nguyên ôn đới: châu Mĩ, châu Á, châu Âu.

– Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu.

– Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 170 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta.

cố định

Lời giải:

Nhóm đất phổ biến ở nước ta là đất đỏ vàng nhiệt đới.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 170 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?

cố định

Lời giải:

Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì: 

– Rừng bảo vệ và cải tạo đất nhờ có tán lá xoè rộng bảo vệ mặt đất bởi ánh nắng trực tiếp và mưa lớn, gây sạt lở, rửa trôi, xói mòn, rửa trôi,… 

– Rừng nuôi đất, cung cấp các thảm mục cung cấp chất cần thiết cho đất,…

cố định

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 170 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?

cố định

Lời giải:

Con người có tác động đến sự biến đổi đất cả tích cực và tiêu cực

* Tích cực

– Sử dụng đi đôi với cải tạo đất.

– Bổ sung các loại phân bón hữu cơ.

– Trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi,…

* Tiêu cực: 

– Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…

– Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp….) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. 

– Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại…) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…

cố định

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1080

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống