Giải Bài Tập Sách Học Sinh Giáo Dục Công Dân Lớp 6 – Cánh Diều

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

Khởi động trang 23 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

Trả lời nhanh 

Câu hỏi: Những việc nào em có thể tự làm ở nhà, ở trường thể hiện tính tự lập?

Lời giải:

Những việc em có thể tự làm ở nhà, ở trường thể hiện tính tự lập:

– Ở nhà: vệ sinh cá nhân, quét nhà, gấp quần áo, nhặt rau, tưới cây…

– Ở trường: học bài, chăm sóc bồn hoa, vứt rác, quét lớp, lau bảng…

Khám phá 1 trang 23 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

1. Sống tự lập

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 

a) Những việc làm trên thể hiện tính cách gì? 

b) Bản thân em đã tự làm được việc nào trong những việc trên? 

c) Em hiểu thế nào là tự lập?

Lời giải:

a) Những việc làm trên thể hiện tính cách tự lập, tự làm được những việc phù hợp với lứa tuổi như: học bài, đi xe đạp tới trường, chăm sóc vườn rau, gập chăn màn.

b) Bản thân em đã tự làm được việc học bài, đi xe đạp tới trường, chăm sóc vườn rau, gập chăn màn.

c) Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Khám phá 2 trang 24 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

a. Quan sát hình ảnh và cho biết biểu hiện của tính tự lập 

b. Hãy kẻ bảng vào vỡ rồi liệt kê các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập theo mẫu dưới đây: 

TT

Lĩnh vực

Biểu hiện của tự lập

Biểu hiện trái với tự lập

1

Trong sinh hoạt hằng ngày

2

Trong học tập 

3

Trong lao động 

Lời giải:

a) Biểu hiện của tính tự lập trong các hình ảnh

– Hình 1: Bạn nam tự lập, biết dùng máy hút bụi để dọn dẹp nhà cửa.

– Hình 2: Bạn gái tự lập, biết tự nấu cơm cho gia đình.

– Hình 3: Bạn nam tự lập, biết tự làm bài mà trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

– Hình 4: Bạn gái tự lập, biết giặt quần áo.

b) Các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập

TT

Lĩnh vực

Biểu hiện của tự lập

Biểu hiện trái với tự lập

1

Trong sinh hoạt hằng ngày

– Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

– Biết tự làm những việc vệ sinh cá nhân, ngủ dậy đúng giờ, quét nhà, rửa bát phụ bố mẹ…

– Ý lại, dựa dẫm vào người khác. 

– Để mẹ gọi dậy đi học

– Để mẹ mang quần áo vào cho mặc.

– Không gập chăn màn sau khi ngủ dậy…

2

Trong học tập 

– Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

– Tự giác học bài, làm bài tập.

– Chăm sóc bồn hoa, vườn rau ở trường sau giờ học…

– Trông chờ vào may rủi.

– Chép bài tập của bạn.

– Thầy cô nhắc nhở mới đi vứt rác.

– Giờ thể dục không mang giàu, phải đi mượn giày của bạn…

3

Trong lao động 

– Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn. 

– Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.

– Tự giác tham gia trồng cây ở trường vào đầu năm học.

– Thấy đường làng, ngõ xóm bị bẩn, mang chổi ra quét…

– Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

– Vứt rác bừa bãi.

– Trốn lao động ở trường…

Khám phá 3 trang 25 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

a. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên? 

b) Vì sao anh Long có thể nua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ? 

c) Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? 

b. Thảo luận cùng các bạn về ý nghĩa của tự lập

– Đối với kết quả học tập và làm việc của bản thân. 

– Đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 

Lời giải:

a.

a) Theo em việc làm của Long rất đúng. Long là một người có tinh thần tự lập. Nó giúp Long tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, và còn là cách để giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ. 

b) Anh Long có thể nua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ vì anh Long đi làm thêm ở một quán cà phê nên có một khoản tiền nho nhỏ, tự chi tiêu cho bản thân.

c) Em không đồng ý với quan điểm đó. Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

b.

– Đối với kết quả học tập và làm việc của bản thân. 

+ Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

+ Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng. 

+ Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc.

+ Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên mọi hoàn cảnh.

– Đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

+  Khi con biết tự lập, cha mẹ rất hạnh phúc vì thấy con mình trưởng thành, tự lo được cho bản thân. 

+ Mọi thành viên trong gia đình yên tâm hơn khi mỗi cá nhân đều tự lo cho bản thân, không dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình.

+ Góp phần phát triển xã hội.

Luyện tập 1 trang 25 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

(1) Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao? 

A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. 

B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. 

C. Học cách sống tự lập để trưởng thành. 

D. Nên tự lập càng sớm càng tốt. 

E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán.

Lời giải:

A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. Em đồng tình vì ngay từ khi sinh ra chúng ta không có ngay tính tự lập mà do quá trình lớn lên chúng ta được giáo dục, rèn luyện tính tự lập mới hình thành và tạo thành một đức tính. Trong suốt cuộc đời con người chúng ta phải luôn rèn luyện và ý thức về tự lập.

B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. Em không đồng tình vì tự lập là đức tính mà ai cũng cần có. Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

C. Học cách sống tự lập để trưởng thành. Em đồng tình vì tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Học cách sống tự lập đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt với những người trẻ.

D. Nên tự lập càng sớm càng tốt. Em đồng tình vì tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nếu có đức tính này từ nhỏ ta sẽ có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong mọi việc, giúp ích cho ta hơn.

E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán. Em không đồng tình vì tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì. Hơn nữa khi ta có tính tự lập chúng ta còn nhận được sự kính trọng của mọi người.

Luyện tập 2 trang 26 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều: (2) Em hãy kể lại những việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập trong cuộc sống và nêu cách khắc phục.

Lời giải:

Việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập

Cách khắc phục

Mải làm bài tập mà lười biếng làm việc nhà

Lập thời khóa biểu ghi rõ thời gian học và thời gian phụ giúp bố mẹ

Không tự dậy sớm

Đặt đồng hồ báo thức

Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc lao động ở lớp

Tự giác tham gia lao động, nhờ bạn bè nhắc nhở

Đi nhờ xe đạp điện của bạn đến trường

Tự giác đi xe đạp đến trường

Thỉnh thoảng quên gấp chăn

Mỗi sáng thức dậy là phải nhớ gấp chăn màn luôn

Quên tưới rau

Đặt lịch hẹn trong điện thoại về ngày em cần tưới rau

Luyện tập 3 trang 26 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

(3) Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. 

a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng? 

b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? 

c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao? 

Lời giải:

a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự  làm bài mà lại đi chép bài của Dũng. 

b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học.

Luyện tập 4 trang 26 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều: (4) Hãy kể lại những hoạt động, việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường mà em đã quan sát hoặc tham gia. Em học tập được điều gì khi quan sát và tham gia các hoạt động đó?

Lời giải:

– Việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường

+ Bạn Thùy luôn tự giác học bài, làm bài tập về nhà, lên lớp lúc nào bạn cũng đầy đủ bài tập.

+ Bạn Tuấn tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập môn Tiếng Anh khiến bạn có thể nói tiếng Anh rất tốt.

+ Bạn Trung tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.

+ Bạn Tú tự mình đi học, ngày nào bạn cũng đi bộ đến trường, chứ không phụ thuộc vào sự đưa đón của bố mẹ.

+ Bạn Hòa luôn tự giác tham gia các công việc ở trường như: Trực nhật lớp, chăm sóc bồn hoa, trồng cây ở trường…

– Em học tập được tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường. Các bạn đã luyện tập tính tự giác khi còn nhỏ, từ những việc mình có thể làm. Các bạn tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Vận dụng 1 trang 26 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều:

(1) Hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo bảng hướng dẫn dưới đây và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm:

TT

Thời điểm

Biểu hiện tự lập của em

1

Khi ở nhà

2

Khi ở trường

3

Khi đi du lịch, dã ngoại

Lời giải:

TT

Thời điểm

Biểu hiện tự lập của em

1

Khi ở nhà

– Tự giác học bài, không cần ai nhắc nhở.

– Tự giác giúp cha mẹ những việc nhà vừa sức: quét nhà, rửa cốc chén, nhặt rau, nấu ăn, chăm em, tưới cây, chăm sóc vật nuôi…

– Chơi thể thao, đọc sách báo, nghe nhạc… khi có thời gian rảnh.

2

Khi ở trường

– Tự giác học bài, không cần ai nhắc nhở; chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài; tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài; tìm tòi phương pháp học tập hiệu quả; nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải khi gặp bài khó mà chưa tự làm được…

– Tự giác lao động, bảo vệ môi trường…

– Tích cực tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội; tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Ngày hội đọc sách, Ngày hội tiếng Anh, Hội khỏe Phù Đổng, kỉ niệm các ngày lễ lớn (8-3, 20-10, 20-11, 22-12…)

3

Khi đi du lịch, dã ngoại

– Lên danh sách các đồ dùng cần mang theo.

– Tìm hiểu về địa điểm đi du lịch, dã ngoại: địa hình, khí hậu, đặc sản…

– Lên kế hoạch tổ chức trò chơi, hoạt động trải nghiệm…

Vận dụng 2 trang 26 Giáo dục công dân lớp 6 – Cánh diều: (2) Em tham gia một trại hè trong 4 ngày, sống xa gia đình. Hãy viết nhật kí, liệt kê những công việc chuẩn bị của em trước chuyến đi, những việc em làm trong thời gian trại hè, thể hiện tính tự lập của em khi xa bố mẹ.

Lời giải:

– Những công việc chuẩn bị của em trước chuyến đi:

+ Tìm hiểu về trại hè: địa điểm, khí hậu, lịch trình, những điều được làm, những điều không được làm…

+ Chuẩn bị đồ dùng mang theo: quần áo, đồ vệ sinh cá nhân, một số loại thuốc cơ bản, kim chỉ, sách, đèn pin…

+ Chuẩn bị một số món quà tặng các bạn.

– Nhật kí những việc em làm trong thời gian trại hè

+ Bài 1:

Chuyến đi bắt đầu vào lúc 7 giờ 28 phút, mình đã đến hơi muộn cho nên, ghế ngồi cũng đã gần hết, chỉ còn vài chỗ trống. Bước lên xe, mình đã phải đấu tranh nội tâm rất nhiều để tìm được chỗ ngồi ưng ý. Còn một chỗ ở cuối xe, nhưng mình còn bị say xe nữa, nên không thể liều ngồi cuối, nếu mà say xe thật thì buổi đi chơi này coi như đứt. Một chỗ trống khác lại rơi đúng vào cạnh bạn thân tôi. Hành trình của chúng tôi sẽ dừng chân tại ba địa điểm. Xe bon bon trên đường lăn bánh, trong lúc ngồi trên xe, cô bạn lớp trưởng xinh xắn mà chúng tôi thường gọi là “vịt” đã cất lên cho mọi người cùng hát một bài hát tập thể. “Lớp chúng mình rất rất vui…” là lời của bài hát ấy. Bíp ! Bíp ! “Ồ …” Cả lớp ồ lên vì xe đã dừng lại, địa điểm đầu tiên là vào thăm quê hương của Bác Hồ kính yêu. Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến đây nhưng là lần đầu tiên, tôi cùng đi với các bạn của tôi. Tôi là một người khá sợ độ cao nhưng không biết hôm nay tại sao mà tôi lại thấy sung sức leo lên không biết. Tôi còn để ý thấy thằng bạn đó còn đếm từng bậc cầu thang nữa chứ. Không biết hắn có điên không nữa. Từ trên núi nhìn xuống, cảnh vật thật đẹp, mây núi nước sông, hòa quyện vào dòng người đi – đến, làm cho nơi đây trở nên thiêng liêng vô cùng. Sau chuyến đi ấy, tôi đã viết lên những dòng nhật ký này, những dòng nhật ký mà tôi đã không dự định trước về trải nghiệm lần đầu tiên.

+ Bài 2:

Đúng 6h30’ ô tô đã tới sân trường. Chúng mình lần lượt lên xe. Trước khi lên đường, các cô bật slide giới thiệu về Trại hè Ninh Bình. Chương trình thật hấp dẫn! Chúng mình còn đươc tặng một chiếc mũ Trại hè, đan bằng nan tre rất đặc biệt. Mình cảm thấy háo hức, chỉ muốn lên đường thật nhanh! Sau hơn 1 giờ đồng hồ xe cũng đến nơi. Thiên nhiên Ninh Bình thật tuyệt vời! Những dãy núi đá vôi, những hồ nước trong xanh tạo thành một khung cảnh thật nên thơ. Trang trại nhà cô Quỳnh Hoa thì thật tuyệt! Vừa bước vào cổng, chúng mình đã thấy một khu vườn rộng với nhiều cây sai trĩu quả như bưởi, mít, hồng bì…và một cái ao cá thật to. Sáng sớm, chúng mình cùng nhau chạy ra hồ tập thể dục. Sau đó, mình đã được tới thăm nông trường dứa. Chúng mình còn trò chuyện với bác Mạnh – một công nhân giàu kinh nghiệm của Nông trường. Bác đã giải đáp tất cả các câu hỏi của chúng mình. Nhà máy Đồng Giao kia rồi! Đó là nơi chế biến các loại nước ép và hoa quả đóng hộp như dứa, vải, chanh leo… Chú Thắng quản lý Nhà máy đã đưa chúng mình vào thăm từng khu sản xuất và chế biến. Chúng mình được quan sát từ nơi thu gom tới các dây chuyền máy móc ép nước quả và còn được xem các cô chú công nhân làm việc nữa. Khám phá Nông trại – mình biết thêm rất nhiều điều thú vị. Đầu tiên, mình vào thăm Trại dê. Trại dê nằm dưới chân núi, bao quanh là con đường mòn đầy hoa cỏ dại. Tới thăm Trại dê lúc 9 giờ sáng, cũng là lúc cả đàn Dê sắp được thả đi kiếm ăn. Chúng mình hồi hộp đứng ngoài cổng chuồng, chờ đến lúc đàn Dê được thả lên núi. Chúng mình tiếp tục đi thăm những con bò trong Nông trại. Thật tiếc là đàn bò hơn 50 con hôm nay đã được thả đi ăn từ sớm, nên chúng mình chỉ gặp những cô bò đang nuôi con và những chị bò đang có bầu vẫn đang kiếm ăn gần chuồng thôi. Bác Phượng – chủ Nông trại ra đón và trò chuyện với chúng mình. Sau đó, chúng mình tới thăm Trại nuôi Nhím, Cầy Hương, Gà Gô… Thật tiếc là khi chúng mình tới, bác chủ Nông trại đã cho đàn Hươu Sao “xuất chuồng” vì thế lần này chúng mình chưa được gặp Hươu. Tham gia Trại hè lần này, chúng mình đã khám phá được rất nhiều điều lý thú. Chắc chắn chúng mình sẽ có thật nhiều chuyện để kể với ông bà, bố mẹ! Một khu vui chơi thoáng mát trong Trang trại dành cho chúng mình. Có hai cái xích đu rất dễ thương làm bằng lốp xe ô tô, treo lủng lẳng dưới gốc cây bưởi và cây khế. Chúng mình tha hồ chơi dưới bóng mát của cây. Ở sân sau còn có một chiếc cầu khỉ. Tất cả đều do chính Bố Mẹ cô Quỳnh Hoa làm để đón chúng mình. Ông Bà còn làm cho chúng mình ba đôi cà kheo và chuẩn bị rất nhiều cần câu cá nữa. Thầy Tuấn hướng dẫn chúng mình cách câu. Không những thế, mẹ cô Quỳnh Hoa còn chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều đồ ăn nhẹ: Sinh tố Chanh leo, Chanh tươi, Vải thiều, Quất Hồng bì, Chè đỗ đen, Nước Mía, Khoai lang, Lạc luộc… Bà còn mua cho chúng mình một xô cua đồng và dạy chúng mình cách phân biệt cua đực, cua cái dựa vào Yếm cua. Chị Thu Hiền còn tổ chức cho chúng mình hội đua Cua, chọi Cua. Buổi chiều, chúng mình sang sân bóng đối diện Trang trại để chơi rất nhiều môn thể thao. Nhóm thì chơi đá bóng, nhóm chơi cầu lông, nhóm nhảy dây, nhóm thì đi hái hoa Đồng nội để trang trí Trại… Mình đã chơi thật vui! Chúng mình còn tham gia các hoạt động sáng tạo như trang trí Trại, làm Tranh tập thể… Chúng mình được chia làm 3 nhóm vì thế sẽ có 3 trại được trang trí với 3 chủ đề: Trại Bò Nâu, Trại Dê Núi, Trại Hươu Sao. Bạn nào cũng muốn trại của mình đẹp nhất, nên ai cũng cố gắng sáng tạo ra nhiều cách trang trí mới mẻ, hấp dẫn. Trại hè đã tạo môi trường giúp mình tự tin khám phá bản thân, hoàn thiện kĩ năng sống, tự lập và hòa đồng cùng tập thể. Mình biết tự chuẩn bị cơm ăn, tự giác vệ sinh cá nhân. Hoạt động nhiều, mình còn biết tự thay quần áo mỗi khi ra nhiều mồ hôi. Đến với Trại hè Ninh Bình, mình đã biết hòa đồng, biết chia sẻ, cùng nhau tham gia mọi hoạt động vui chơi, trang trí Trại, biểu diễn văn nghệ, nhảy múa quanh lửa trại và ngắm sao… Khi bạn Tiến Đạt bị mệt, mình còn biết chăm sóc bạn, mang nước và quạt cho bạn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1088

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống